Bác sĩ Nguyễn Thị Vân chia sẻ cách điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Lý do khiến trẻ sơ sinh bị mụn sữa
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân – Chuyên khoa Sản – Nhi cho biết: “Đây là tình trạng da liễu thường thấy, nhất là khi con vừa chào đời khoảng 1 tháng cho nên mẹ không cần quá lo lắng. Mụn sữa thường không có nhân, màu trắng hoặc đỏ, kích thước rất nhỏ, xuất hiện ở da mặt chủ yếu là vùng má, mũi, trán, cằm hay trên da đầu, một số trẻ có thể bị mọc ở những vị trí khác như ngực, cổ”.

Bác sĩ trực tiếp thăm khám cho bé tại nhà
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên mụn sữa ở trẻ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân nhận định thêm: “Xuất hiện mụn sữa ở trẻ sơ sinh có thể do cơ thể quá nóng, quần áo bẩn bụi, chất liệu thô ráp hay trẻ dính nước bọt mà không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, trẻ bị mụn sữa cũng do ảnh hưởng 1 phần từ các loại thuốc mà mẹ sử dụng trong thời kỳ mang thai, các loại thuốc chữa trị cho trẻ trong độ tuổi sơ sinh, hoặc dị ứng thành phần đạm albumin trong sữa bột. Một lưu ý nữa có thể dẫn đến mụn sữa ở trẻ là trong thức ăn nạp vào cơ thể người mẹ có quá nhiều đồ cay nóng, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ như bú sữa mẹ”.
Vậy nên có không ít lý do gây nên tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ cần chú ý, tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có phương pháp chăm sóc đúng cách, phù hợp cho con.
Chăm sóc và điều trị mụn sữa như thế nào cho đúng cách ?
Đây hoàn toàn là một bệnh lý lành tính, không gây hại hay nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Sau vài tuần có thể tự biến mất mà không cần điều trị tuy nhiên ba mẹ cũng nên tìm hiểu kĩ cách chăm sóc sao cho đúng cách để tránh trường hợp bé bị mụn sữa kéo dài tới vài tháng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Vân có lời khuyên như sau: “Hãy dùng nước thật sạch để tắm cho bé, nên sử dụng loại sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh và tắm đúng cách. Tuyệt đối không sử dụng các loại xà phòng có hương liệu hoặc chất tạo bọt dành cho người lớn để tắm cho bé, hạn chế để bé tiếp xúc với hóa chất khi rửa. Rửa mặt sạch cho trẻ bằng nước ấm mỗi ngày, nên nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh. Thường xuyên dùng khăn xô, vải mềm để lau mồ hôi, giữ cho da của trẻ luôn khô thoáng. Cũng nên chú ý, vệ sinh sạch sẽ chậu tắm cũng như nhà tắm trước khi sử dụng cho trẻ”.

Bác sĩ đưa ra lời khuyên cho mẹ và bé
Khi bé gặp những tình trạng như vậy, ba mẹ thường rất lo lắng nhưng không nên tự xử lý tại nhà. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân nhấn mạnh, tránh tự ý dùng thuốc kháng sinh hay thuốc bôi, chữa mụn của người lớn, kem dưỡng để chữa cho trẻ sơ sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Không ủ, xông hơi hay tự nặn mụn sữa cho trẻ để tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây kích ứng, nặng hơn.
“Da các bé vô cùng nhạy cảm, người nhà nên vệ sinh sạch sẽ chân tay trước khi tiếp xúc với bé. Nên mặc cho trẻ những bộ quần áo thoáng mát, mềm mịn, thấm hút mồ hôi. Để tránh gây nên mụn sữa cho trẻ, trong quá trình cho con bú các mẹ nên hạn chế sử dụng các thức ăn cay nóng, dễ gây kích ứng cho trẻ, hãy đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho con. Trong lúc trẻ đang bị mụn sữa tránh để người lạ tiếp xúc, ôm hôn trẻ và hạn chế đến những nơi có nhiều vi khuẩn, nấm mốc, khói bụi, ô nhiễm” – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân chia sẻ thêm cách chăm sóc bé.
Khi trẻ bị nổi mụn sữa, ba mẹ nên giữ tâm lý kiên nhẫn vì đây là tình trạng thường gặp trong độ tuổi sơ sinh. Hãy theo dõi thường xuyên các dấu hiệu mọc mụn ở bé để có phương án chăm sóc chữa trị an toàn. Khi phát hiện các triệu chứng mụn đầu đen, mụn mủ hay viêm thì các mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay.
Quang Nhân

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm