Uống trà xanh mỗi ngày có lợi gì cho sức khỏe?
Giảm viêm, tăng cường miễn dịch
Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước tổn thương hay nhiễm trùng. Tuy nhiên, viêm kéo dài có thể gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng như tim mạch, tiểu đường hay ung thư. Trà xanh giàu polyphenol – chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp giảm viêm hiệu quả. Nghiên cứu mới năm 2024 cho thấy, trà xanh có thể làm giảm một chỉ dấu viêm quan trọng ở người mắc hội chứng chuyển hóa.
Tốt cho não bộ
Trà xanh chứa L-theanine – một axit amin giúp cải thiện trí nhớ, giảm lo âu và làm dịu thần kinh. Kết hợp với caffeine, L-theanine còn giúp tăng sự tập trung, tỉnh táo và khả năng nhận thức. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng các hợp chất trong trà xanh có thể làm chậm quá trình lão hóa não.
Cải thiện đường huyết và mỡ máu
Uống trà xanh đều đặn có thể giúp hạ cholesterol xấu (LDL), giảm triglyceride và hỗ trợ ổn định đường huyết lúc đói. Những tác động này có thể góp phần ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2 và các bệnh tim mạch. Các chuyên gia cho rằng catechin – một chất chống oxy hóa trong trà xanh chính là yếu tố quan trọng mang lại những lợi ích này.

Ảnh minh họa
Hỗ trợ tiêu hóa
Trà xanh có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột bằng cách thúc đẩy vi khuẩn có lợi và ức chế vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, nó còn góp phần sản sinh axit béo chuỗi ngắn (postbiotics) – những chất được cho là có lợi cho sức khỏe tiêu hóa và hệ miễn dịch.
Giảm nguy cơ ung thư
Các chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol trong trà xanh, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do – nguyên nhân gây lão hóa và ung thư. Một nghiên cứu năm 2020 chỉ ra rằng phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú nếu uống 5 tách trà xanh mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tới 15%.
Những rủi ro có thể gặp
Mặc dù trà xanh lành mạnh hơn nhiều loại đồ uống ngọt, nhưng tiêu thụ quá mức có thể gây thiếu sắt do chất tannin trong trà ngăn cơ thể hấp thu khoáng chất này, nhất là nếu uống ngay sau bữa ăn giàu sắt. Ngoài ra, trà xanh vẫn chứa caffeine – nếu uống quá nhiều có thể gây mất ngủ, hồi hộp, đau đầu hoặc buồn nôn.
Bao nhiêu là đủ?
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị giới hạn caffeine ở mức 400 mg/ngày – tương đương khoảng 10 tách trà xanh. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người, nên duy trì ở mức 2–4 tách/ngày là hợp lý để vừa có lợi mà không gây hại. Nên hạn chế cho đường hoặc mật ong quá nhiều vào trà để tránh phản tác dụng.
Cách pha trà xanh đúng cách
Nên đun nước ở mức khoảng 75 - 85°C, tránh đun sôi hoàn toàn vì có thể làm trà bị đắng. Cho lá trà hoặc túi lọc vào cốc, đổ nước ấm rồi hãm khoảng 3 phút. Uống khi còn ấm là ngon và tốt nhất.
Kết luận
Trà xanh là thức uống giàu lợi ích cho sức khỏe, có thể hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh lý mạn tính. Tuy nhiên, điều quan trọng là duy trì liều lượng hợp lý và sử dụng đúng cách để không gây ra những tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Theo Eating Well

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm