Tầm soát sớm bệnh lý võng mạc đái tháo đường đề phòng biến chứng
Bệnh võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa, tỷ lệ bệnh nhân tăng nhanh trong những năm gần đây tại nước ta và là gánh nặng lớn cho ngành y tế và toàn xã hội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh võng mạc đái tháo đường chiếm 50 - 60% trên tổng số bệnh nhân đái tháo đường type 1 và 90% trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới năm 2024, toàn thế giới có hơn 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự kiến đến năm 2030 con số này sẽ tăng gần 7 triệu người. Tại Việt Nam, số người mắc bệnh đái tháo đường đến năm 2045 dự kiến là 7,9 triệu người.
Đái tháo đường đang tác động đến khoảng 3,5 triệu người từ 20 - 79 tuổi và 1/3 bệnh nhân đái tháo đường bị bệnh võng mạc đái tháo đường.
Theo thống kê của Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk, hằng năm có hơn 1.000 bệnh nhân mắc bệnh võng mạc đái tháo đường điều trị. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đến khám giai đoạn đầu của bệnh võng mạc đái tháo đường thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người mắc bệnh chỉ được phát hiện khi đã có tổn thương nặng, khó hồi phục. Không ít bệnh nhân còn chủ quan, thiếu thói quen kiểm tra mắt định kỳ, một số gặp khó khăn trong việc tuân thủ điều trị lâu dài, thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng và tập luyện.

Người bệnh đái tháo đường sau 5 năm cần phải được tầm soát về võng mạc tại các cơ sở chuyên khoa mắt để phát hiện các biến chứng sớm của bệnh (ảnh: Đình Thi)
BS.CKI Tạ Thị Vân Anh - Phụ trách khoa khám, Bệnh viện Mắt tỉnh Đắk Lắk cho biết, bệnh lý võng mạc đái tháo đường là một bệnh lý nội khoa liên quan đến các tổn thương vi mạch máu ở trong cơ thể của chúng ta, trong đó có các vi mạch máu ở võng mạc nó làm biến đổi các tế bào quanh các mao mạch, thay đổi tính thấm của mao mạch và gây tình trạng thiếu ô xy của các võng mạc, làm tăng sinh các tân mạch của võng mạc và các tân mạch này rất dễ vỡ, gây tình trạng xuất huyết võng mạc, tạo ra những sợi xơ mạch gây co kéo và gây bong võng mạc. Khi người mắc đái tháo đường không kiểm soát lượng đường máu tốt sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh võng mạc đái tháo đường. Người đái tháo đường type 1 hay type 2 đều có nguy cơ mắc bệnh. Tỷ lệ bệnh võng mạc đái tháo đường thường tăng theo thời gian bị đái tháo đường và mức độ kiểm soát bệnh. Ngoài ra, bệnh võng mạc đái tháo đường dễ xuất hiện nếu người bệnh kết hợp với thai nghén, cao huyết áp, bệnh lý thận, thiếu máu, tăng lipid máu, béo phì, hút thuốc lá…
BS.CKI Tạ Thị Vân Anh cũng khuyến cáo thêm, tất cả những bệnh nhân bị đái tháo đường sau 5 năm đều có khả năng bị bệnh lý võng mạc đái tháo đường. Do đó, những người bệnh sau 5 năm cần phải được tầm soát về võng mạc tại các cơ sở chuyên khoa mắt để phát hiện các biến chứng sớm của bệnh lý võng mạc đái tháo đường nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và giữ lại thể lực cho bệnh nhân.
Kim Oanh

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm