Đái tháo đường: Hiểu đúng để tránh xa biến chứng
Đái tháo đường lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng gì?
Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận cấp và những tổn thương nghiêm trọng khác như đoạn chi hoặc mù lòa. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tử vong sớm ở người bệnh.
Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường?
Điều trị kiểm soát tốt đường huyết là cách duy nhất để phòng ngừa và làm chậm tiến triển các biến chứng. Đó là một quá trình lâu dài, cần sự theo dõi thường xuyên, phối hợp chặt chẽ giữa bệnh nhân và bác sĩ điều trị. Điều trị bao gồm điều trị không dùng thuốc và điều trị dùng thuốc.

Ảnh minh họa
Điều trị không dùng thuốc
Là điều trị nền tảng vì chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị kiểm soát đường huyết.
Dinh dưỡng hợp lý với bệnh nhân đái tháo đường:
- Ăn đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm.
- Nên sử dụng các loại thực phẩm nguyên hạt hoặc nhiều chất xơ: gạo lứt, gạo giã dối, bánh mì đen các loại khoai, củ.
- Tăng cường ăn rau quả, đảm bảo đủ 400g/ngày. Ăn cùng với bữa ăn để làm giảm sự tăng đường huyết sau bữa ăn.
- Hạn chế thực phẩm nguồn gốc động vật nhiều mỡ. Nên ăn đậu, mè, đậu phộng, cá.
- Thực hiện bữa ăn giảm muối: dưới 5 gam muối 1 ngày
- Tăng cường hoạt động thể lực: Bảo đảm tối thiểu hoạt động thể lực ở mức độ vừa (có tăng nhịp tim) và tối thiểu 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần.
Ngoài dinh dưỡng và hoạt động thể lực, người bệnh để phòng ngừa biến chứng không được hút thuốc, không nên uống rượu bia hoặc nếu có uống thì nên uống không quá 2 đơn vị cồn/ngày (nam), 1 đơn vị cồn/ngày (nữ).
Điều trị dùng thuốc
Người bệnh cần phải sử dụng đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ, đều đặn hàng ngày theo toa của bác sĩ. Tái khám đúng hẹn và tái khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Theo HCDC

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm