Nơi giấc mơ chạm tới trái tim
Nhân dịp năm mới Xuân Giáp Thìn 2024, BS CKII. Trần Ngọc Hải – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ đã có buổi trò chuyện cùng với Tạp chí Sức Khoẻ Cộng Đồng.

BS CKII. Trần Ngọc Hải – Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ
PV: Ông có thể chia sẻ những kỹ thuật mới trong lĩnh vực y khoa đang được triển khai áp dụng tại BV?
BS CKII. Trần Ngọc Hải: Hiện nay, BV Từ Dũ đang triển khai áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, những kỹ thuật này được coi là mũi nhọn của BV như: Mở rộng phẫu thuật nội soi – xâm lấn tối thiểu, hiệu quả tối đa; Điều trị hiếm muộn – áp dụng các kỹ thuật tiên tiến; Hồi sức sơ sinh trẻ cực non – tăng tỉ lệ nuôi sống các bé cực non (500g – 700g); Kỹ thuật chuẩn đoán - sàng lọc bất thường trong thai kỳ; Can thiệp bào thai.
Số bệnh nhân mổ nội soi tại BV chiếm hơn 76% tổng số ca mổ phụ khoa, với mỗi năm hơn 12.000 ca mổ nội soi. Ưu điểm của kỹ thuật này giúp bệnh nhân giảm đau 9 lần so với mổ hở, sau mổ từ 12 – 18 tiếng hầu như không còn cảm giác đau.
Trường hợp bệnh nhân bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng to khoảng 15 – 16cm, áp xe phần phụ, thai trong ổ bụng, thai bám sẹo mổ lấy thai, khối u dính nặng vùng chậu... bệnh viện vẫn thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp mổ nội soi.
Bệnh viện đã tiếp cận được nhiều kỹ thuật mới trong chuẩn đoán, sàng lọc những bất thường trong thai kỳ. Việc này giúp phát hiện sớm các bất thường hình thái thai nhi, từ đó có thể tư vấn các phương pháp xử lý phù hợp nhất như can thiệp trong bào thai giúp tăng tỉ lệ sống xót các thai kỳ bệnh lý này. Mỗi năm, bệnh viện phát hiện được hơn 14.000 thai kỳ có dấu hiệu bất thường về cấu trúc thấy được qua khảo sát.
Ngoài ra, BV Từ Dũ có 70 giường ở Trung tâm Hồi sức sơ sinh cực non. Ở đây, trẻ sinh non tháng có thể tiếp cận được điều kiện chăm sóc y tế tốt nhất, giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ đặc biệt là các trẻ cực non 500 – 1000g.
Bên cạnh đó, bệnh viện đã đưa trí tuệ nhân tạo AI vào việc sàng lọc hình ảnh bất thường đối với các bệnh lý tiền ung thư – ưng thư cổ tử cung.
PV: Ngoài công tác khám chữa bệnh, Bệnh viện Từ Dũ còn là trung tâm đào tạo nguồn nhân sự y tế chuyên sâu cho thành phố và cả nước. Vậy việc thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, hỗ trợ các tỉnh phía Nam trong lĩnh vực sản phụ khoa đang được bệnh viện thực hiện như thế nào, thưa ông?
BS CKII. Trần Ngọc Hải: Bệnh viện Từ Dũ là nơi đào tạo chuyên sâu về sản phụ khoa, đáp ứng theo yêu cầu của 32 tỉnh thành phía Nam. Ngoài ra, bệnh viện còn là cơ sở thực hành cho các sinh viên theo học tại các trường đào tạo về y khoa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh như: Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y Đại học Quốc gia…
Bên cạnh đó, bệnh viện liên kết với các tổ chức y khoa thế giới, thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện, giúp chuẩn hóa các kỹ thuật điều trị ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới.
Đội ngũ y bác sĩ của bệnh việc sẽ được tham gia các lớp đào tạo về sản khoa, phụ khoa, chuẩn đoán hình ảnh; Được đào tạo, nâng cao tay nghề để thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu như hiếm muộn, phẫu thuật nội soi…
PV: Thưa ông, những khó khăn khi thực hiện một ca phẫu thuật mổ đẻ có khác gì so với một ca phẫu thuật bình thường?
BS CKII. Trần Ngọc Hải: Một ca phẫu thuật bằng phương pháp mổ đẻ có nghĩa là, trên bàn mổ có 2 sinh mệnh.
Nếu sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định, hầu hết ca mổ thành công 100%. Điều khó khăn đối với bác sĩ khi thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp mổ đẻ là nếu sức khỏe của mẹ hoặc bé có bất thường, bắt buộc phải có các phương án được đưa ra: Phương án cứu cả mẹ và con, phương án cứu mẹ, phương án cứu con.
Trong y khoa, có rất nhiều phương pháp có thể áp dụng cho bệnh nhân. Khi có vấn đề trong ca mổ, bác sĩ không tự quyết định mà phải trao đổi với gia đình bệnh nhân về các phương án, phương pháp. Tuy nhiên, dù là phương án nào thì điều cuối cùng vẫn là sinh mệnh con người.
Ở TP. Hồ Chí Minh, chúng ta có một tập thể lớn các bệnh viện để cùng nhau hội ý, tìm ra phương án tốt nhất cho bệnh nhân như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2…
Vì vậy, nếu biết cách thì dù ca mổ có khó, chúng ta vẫn có thể giải quyết được.
PV: Ông nghĩ như thế nào khi nghề y được mọi người gọi là một nghề cao quý?
BS CKII. Trần Ngọc Hải: Theo tôi, với sứ mệnh cao cả của người thầy thuốc, nghề y là một nghề “phục vụ đặc biệt”. Ở đây, đối tượng mà nghề y phục vụ là sinh mệnh con người.
Con người là vốn quý nhất của xã hội, việc chăm sóc sức khỏe con người được quan tâm đặt lên hàng đầu.
Nghề y chỉ thực sự cao quý khi được chính nhân dân tín nhiệm và tôn vinh, đó là cả quá trình hình thành, kế thừa và phát triển. Vì vậy, trách nhiệm của người thầy thuốc là phải “phục vụ” thật tốt cho nhân dân.

Bệnh viện Từ Dũ và Bayer Việt Nam ký kết Hợp tác chiến lược: “Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng”
PV: Hơn 33 năm trong nghề y, đã bao giờ ông trăn trở về một điều gì đó mà bản thân chưa thể thực hiện?
BS CKII. Trần Ngọc Hải: Tôi quan niệm, chưa bao giờ là quá muộn. Có một số việc chưa thể thực hiện tại thời điểm đó, do điều kiện không cho phép. Đến một lúc thích hợp hơn, với sứ mệnh cứu người của nghề y, chúng ta lại tiếp tục thực hiện.
Đừng tự dằn vặt hay trách móc bản thân, cố gắng nghiên cứu, trau dồi và học hỏi. Những gì chúng ta chưa thực hiện được bây giờ, chắc chắn sẽ thực hiện được trong tương lai.
PV: Từ kinh nghiệm của bản thân, theo ông, các thế sau cần làm gì để ca phẫu thuật được thực hiện tốt nhất?
BS CKII. Trần Ngọc Hải: Bác sĩ trước khi thực hiện phẫu thuật cần chuẩn bị tâm lý ổn định và sức khỏe tốt. Thời gian thực hiện ca mổ có thể kéo dài lâu hơn dự kiến, nên sức khỏe của bác sĩ là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, đã bước vào phòng phẫu thuật thì tất cả mọi chuyện đều phải gạt sang một bên, tập trung hết sức để ca phẫu thuật thành công.
Đặc biệt, đội ngũ thực hiện ca mổ phải thực sự cẩn thận, tuyệt đối không được chủ quan. Riêng ngành y, việc chủ quan để lại hậu quả nghiêm trọng và rất khó để sửa chữa lỗi lầm.
PV: Nhân dịp năm mới Xuân Giáp Thìn năm 2024, điều gì ông muốn nhắn nhủ đến đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ, công nhân viên ở Bệnh viện Từ Dũ?
BS CKII. Trần Ngọc Hải: Chúc toàn bộ nhân viên trong bệnh viện có nhiều sức khỏe, gia đình hạnh phúc, gặp nhiều may mắn. Trong công việc, anh chị em đồng nghiệp yêu thương nhau, cấp trên tôn trọng cấp dưới.
Nghề Y là “nghề phục vụ” đặc biệt, bác sỹ phải tận tâm để xứng đáng với danh hiệu mà người dân gọi Bác sĩ là “nghề cao quý”.
Cố gắng thực hiện tốt sứ mệnh nghề y của mình, và sứ mệnh của Bệnh viện Từ Dũ – Làm sao để tất cả trẻ em sinh ra đều mạnh khỏe và được uống sữa mẹ.
PV: Xin cảm ơn ông!
Thực hiện: Ngọc Lan

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm