Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Trước đó, thai phụ T.T.K.N. (sinh năm 2000, ngụ tại xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) khi mang thai 35 tuần đã cảm thấy đau bụng bất thường. Khi đến khám tại Khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long, các bác sĩ phát hiện chị N. có dấu hiệu dọa sinh non, huyết áp cao và đạm niệu tăng. Do đó, bệnh nhân được tư vấn nhập viện theo dõi. Đây là lần mang thai đầu tiên của chị N., với hai thai nhi chung bánh nhau nhưng khác túi ối.
BS.CKI Trần Văn Hùng, Trưởng khoa Sản phụ khoa, cho biết trong quá trình theo dõi, các bác sĩ sản khoa nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ hội chứng truyền máu song thai, một tình trạng hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Hội chứng này còn được gọi là hội chứng truyền máu cho – nhận, khiến cân nặng giữa hai thai nhi chênh lệch đáng kể (khoảng 800 – 900g) và ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng nước ối. Thai nhận sẽ phát triển nhanh bất thường, gây đa ối, phù nề, trong khi thai cho bị thiếu máu, thiểu ối, có nguy cơ teo lại hoặc mất đi.

Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh (Ảnh: BVCC)
Trước mức độ nguy hiểm của hội chứng này, các bác sĩ Khoa Sản đã nhanh chóng hội chẩn với Khoa Nhi. Sau khi đánh giá toàn diện tình trạng sức khỏe thai phụ, tuổi thai và tình trạng hai thai nhi, các bác sĩ quyết định mổ lấy thai sớm khi thai trên 35 tuần để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Ca phẫu thuật được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bác sĩ Khoa Sản, Khoa Nhi và Khoa Gây mê Hồi sức. Chỉ sau 30 phút, hai bé trai song sinh cất tiếng khóc chào đời khỏe mạnh với cân nặng lần lượt 2.300g và 1.600g. Sau 5 ngày theo dõi hậu phẫu, cả mẹ và hai bé đều ổn định và được xuất viện.
BS Hùng cho biết, hội chứng truyền máu song thai là một tình trạng hiếm gặp và nguy hiểm. Nếu hội chứng này xảy ra trước tuần thai thứ 20, cơ hội sống của thai nhi gần như không có. Nếu không được điều trị kịp thời, hầu hết các trường hợp sẽ dẫn đến sinh cực non. Dù được phát hiện sớm và can thiệp, tỷ lệ tử vong của thai nhi vẫn lên tới 40%.
“Thai phụ nên thăm khám và theo dõi thai kỳ định kỳ tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Sản phụ khoa và Chẩn đoán hình ảnh với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, trong các mốc thai kỳ quan trọng (tuần 11–13, 18–22, 30–32), thai phụ cần thực hiện siêu âm để phát hiện sớm các bất thường, bao gồm hội chứng truyền máu song thai. Nếu phát hiện bất thường trong thai kỳ, cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé”, BS Hùng khuyến cáo.
Cao Ánh

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm