Chủ động truyền thông phòng, chống dịch bệnh năm 2025
Nhằm chủ động ứng phó với các dịch bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra trong năm 2025, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 525/KH-BYT ngày 22/4/2025 về công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh. Kế hoạch đặt trọng tâm vào việc tăng cường truyền thông theo mùa, theo quý và phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh.
Các nội dung truyền thông được ưu tiên bao gồm: Khuyến cáo các hành vi có lợi cho sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống; nhận biết dấu hiệu bệnh sớm, cách ly và điều trị kịp thời; cung cấp thông tin đầy đủ về vắc xin, lịch tiêm, nhóm đối tượng tiêm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, qua đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêm chủng trong phòng bệnh chủ động.
Đặc biệt, Kế hoạch nhấn mạnh việc bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi bằng các thông tin, hướng dẫn cụ thể và dễ tiếp cận. Truyền thông cũng tập trung vào các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan cao như cúm mùa, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi và đậu mùa khỉ (MPOX).

Ảnh minh họa (Nguồn: Bộ Y tế)
Trong thời gian tới, các nội dung trọng điểm như “Tiêm chủng vắc xin - Biện pháp hiệu quả phòng, chống dịch bệnh” và “Vệ sinh cá nhân - An toàn sức khỏe” sẽ tiếp tục được đẩy mạnh thông qua nhiều định dạng truyền thông số như infographic, audio clip, video clip… nhằm thu hút sự quan tâm của người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng yếu thế.
Ngoài ra, kế hoạch đề ra mục tiêu phát huy tối đa các kênh truyền thông như báo chí, truyền hình, mạng xã hội, cùng với các hoạt động trực tiếp tại cộng đồng để lan tỏa thông tin chính xác, kịp thời, đẩy lùi tin giả, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Để thực hiện hiệu quả, ngành y tế sẽ tăng cường phối hợp liên ngành giữa các cấp, đặc biệt là giữa hệ thống y tế và các cơ quan truyền thông từ trung ương đến địa phương. Đồng thời, áp dụng cơ chế chia sẻ thông tin dịch bệnh theo thời gian thực giúp địa phương và cộng đồng phản ứng nhanh chóng và chính xác trong quá trình dịch bệnh diễn biến.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch truyền thông riêng, bám sát tình hình thực tế và phối hợp chặt chẽ với chính quyền, truyền thông để triển khai đồng bộ, hiệu quả trong suốt năm 2025. Đây là bước đi chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân và tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.
Ngọc Nguyễn

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm