Cứu sống bé trai bị ong đốt gây sốc phản vệ
Được biết, khoảng hai giờ trước khi nhập viện, khi đang chơi trong nhà, bé Kh bị nhiều con ong bay vào và một con đã đốt vào vùng đùi phải. Theo lời người nhà, bé đạp trúng một con ong ruồi (làm tổ trước nhà) nên bị tấn công. Sau khi bị đốt, trẻ nôn một lần, xuất hiện ban đỏ trên da, phù mắt và môi tái nhợt.
Gia đình đã nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế địa phương để sơ cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, tím tái, thở nhanh co kéo (42 lần/phút), mạch yếu, tay chân lạnh, huyết áp tụt còn 80/60 mmHg. Vết ong đốt được ghi nhận ở đùi và giữa kẽ ngón chân 1 và 2 bên phải. Bệnh nhi được chẩn đoán sốc phản vệ độ III do ong đốt, kèm suy hô hấp, vào giờ thứ hai sau khi bị đốt.

Vết ong ruồi đốt không gây hoại tử da như ong vò vẽ nhưng có thể gây ra sốc phản vệ
Bệnh nhi được điều trị khẩn cấp bằng thở oxy, tiêm bắp adrenaline, sau đó chuyển sang truyền tĩnh mạch, dùng solumedrol, thuốc kháng histamine (dimedrol) và truyền dịch Natri Clorid 0.9% theo đúng phác đồ chống sốc. Sau điều trị, tình trạng bé cải thiện rõ rệt: hết suy hô hấp, huyết áp và mạch ổn định, tỉnh táo, hết phù mặt và ban đỏ. Bé được theo dõi tại bệnh viện ít nhất 24 giờ tiếp theo để kịp thời phát hiện các biến chứng muộn như tổn thương gan, thận, não, tim hoặc phổi.
Từ trường hợp trên, BS.CKII Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố lưu ý·đến các bậc phụ huynh cần lưu ý tránh để trẻ leo trèo hái trái cây, có thể gặp nguy hiểm do té ngã hoặc vô tình chọc phá tổ ong. Phụ huynh nên kiểm tra, phát quang khu vực quanh nhà và trong vườn để loại bỏ các tổ ong. Khi đưa trẻ đi dã ngoại trong rừng hoặc vườn cây, cần tránh cho trẻ mặc quần áo màu sặc sỡ hoặc sử dụng nước hoa, vì dễ thu hút đàn ong tấn công.
Ngọc Nguyễn

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm