Đắk Lắk: Cấp cứu thành công bệnh nhi mắc nhiều dị vật đường thở suốt 1 tháng
Bệnh nhi Y.S.N, sinh năm 2019, tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Ngày 2/4, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi trong tình trạng khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy lan tỏa, đặc biệt ở phổi phải.
Theo người nhà cho biết, 1 tháng trước, bệnh nhi có biểu hiện ho kéo dài, điều trị nhiều nơi không đỡ. Càng ngày triệu chứng ho càng nhiều, khó thở tăng dần, đặc biệt về đêm nên gia đình đưa trẻ nhập viện.
Sau khi ghi nhận trường hợp bệnh nhi, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã tiến hành chụp X-quang phổi. Kết quả nghi ngờ hình ảnh dị vật cản quang nhỏ, có dấu hiệu xẹp phổi khu trú và tăng sáng phổi phải gợi ý tắc nghẽn một phần. Sau đó, trẻ được tiến hành gây mê nội khí quản và nội soi phế quản.
Kết quả phát hiện dị vật là một đèn LED nhỏ trong suốt, nằm ở phế quản thùy dưới phổi phải, gây viêm nhiễm và bít tắc một phần phổi phải. Sau khi xác định dị vật, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành gắp dị vật thành công.

Bác sĩ khoa nhi tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thăm khám cho bệnh nhi hóc dị vật đường thở (ảnh: Quang Nhật)
Tuy nhiên, sau khi gắp dị vật bóng đèn LED, các bác sĩ theo dõi và phát hiện các triệu chứng của trẻ vẫn không thuyên giảm hoàn toàn. Nhận thấy tình trạng khó thở không tương xứng với tổn thương phổi, đặt ra nghi vấn về sự tồn tại của một dị vật khác, nhằm không bỏ sót bất kỳ khả năng nào, bệnh nhi được các bác sĩ tiếp tục chỉ định chụp CT Scan tầm soát toàn diện. Kết quả phát hiện thêm một dị vật khác ở cửa mũi sau. Chiều 3/4, các bác sĩ tiếp tục thực hiện nội soi cửa mũi sau, và thành công gắp ra dị vật là một cục tẩy bút chì, không rõ đã mắc kẹt bao lâu.
Sau 2 lần gắp dị vật, hiện trẻ vẫn còn viêm phổi nặng do tình trạng tắc nghẽn kéo dài và đang tiếp tục được điều trị tại khoa nhi tổng hợp với kháng sinh, thở ô xy hỗ trợ, đồng thời theo dõi sát diễn biến hô hấp.
Theo TS.BS Trần Thị Thúy Minh – Trưởng khoa nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, hóc dị vật đường thở là một cấp cứu thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là lứa tuổi dưới 5 tuổi do đặc điểm tò mò, thích đưa đồ vật vào miệng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán có thể gặp nhiều khó khăn khi dị vật trong suốt hoặc không cản quang, dẫn đến điều trị chậm trễ và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Do đó, bác sĩ Minh khuyến cáo phụ huynh nên thận trọng khi cho trẻ chơi những món đồ nhỏ, dễ nuốt hoặc ăn các loại thực phẩm có xương nhỏ hoặc hạt. Nếu nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mai Lê

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Ổi "siêu thực phẩm" giúp phòng chống ung thư, bảo vệ tim mạch, tăng miễn dịch
Không chỉ là loại trái cây quen thuộc trong đời sống hằng ngày, quả ổi còn được các chuyên gia dinh dưỡng và y học cổ truyền đánh giá cao như một siêu thực phẩm nhờ giá trị dinh dưỡng vượt trội và nhiều công dụng phòng – trị bệnh.July 7 at 11:18 am -
Bữa sáng khoa học giúp đốt mỡ bụng
Bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cân nặng và giảm mỡ bụng, đặc biệt là mỡ nội tạng, loại mỡ liên quan đến nguy cơ sức khỏe cao như bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2July 7 at 11:18 am -
Doanh nhân Nguyễn Thị Ngân: Hành trình từ bỏ "vỏ bọc hoàn hảo" để theo đuổi sứ mệnh
Từng sống trong khuôn khổ của những kỳ vọng và luôn nỗ lực để trở thành phiên bản hoàn hảo trong mắt mọi người, câu chuyện của doanh nhân Nguyễn Thị Ngân (sinh ngày 12/03/1982) là một hành trình đầy cảm hứng về việc tìm lại và sống đúng với đam mê của chính mình.July 5 at 11:03 am -
Quả vải và những lợi ích bất ngờ đối với sức khoẻ
Vải là loại quả quen thuộc của mùa hè rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và hàm lượng nước cao, không chỉ thơm ngon mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho tim mạch và kiểm soát cân nặng hiệu quả.July 5 at 11:02 am