Cẩn trọng khi ăn uống – đừng để tai nạn nhỏ gây hậu quả lớn
Bệnh nhân là ông N. (43 tuổi, ngụ tại Long An), sau bữa tối có món thịt vịt thì bất ngờ cảm thấy vướng nghẹn, đau rát ở cổ họng khi nuốt. Ông nghi ngờ bị hóc xương nên đã được người nhà đưa đến một phòng khám gần nhà để kiểm tra. Tuy nhiên, kết quả ban đầu không phát hiện bất thường nào. Cảm thấy không yên tâm, gia đình tiếp tục đưa ông N. đến Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An để được thăm khám chuyên sâu hơn.
Tại khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện, sau khi khám lâm sàng và chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện một mảnh dị vật nằm tại thực quản trên – đúng vị trí gây ra các triệu chứng đau và khó nuốt của người bệnh.
Ngay lập tức, ông N. được chuyển đến khoa Nội soi để gắp dị vật. Nhờ hệ thống nội soi tích hợp camera hiện đại, đội ngũ bác sĩ đã nhanh chóng gắp ra một mảnh xương vịt sắc nhọn, kích thước khoảng 20x5 mm. Rất may, lớp niêm mạc thực quản của bệnh nhân không bị tổn thương nghiêm trọng. Sau khi được theo dõi và không còn cảm giác đau hay vướng, ông N. đã được cho xuất viện ngay trong ngày.

Các bác sĩ nội soi gắp dị vật cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC)
Theo BS.CKI Trương Minh Hiếu – Trưởng khoa Nội Soi, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Long An, hóc xương là tai nạn thường gặp trong ăn uống, đặc biệt với các loại xương nhỏ như xương cá, xương gà, xương vịt. Nhiều người có thói quen áp dụng các mẹo dân gian như nuốt cơm, uống nhiều nước để “đẩy” mảnh xương xuống mà không biết rằng điều này có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng.
“Những mảnh xương sắc nhọn nếu lọt xuống dạ dày hoặc ruột non có thể đâm thủng thành ruột, dẫn đến xuất huyết, nhiễm trùng ổ bụng, thậm chí là viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng và tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời”, bác sĩ Hiếu cảnh báo.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên hết sức cẩn thận khi ăn các loại thực phẩm có xương. Người lớn tuổi và trẻ nhỏ – đối tượng có phản xạ nhai nuốt kém – cần được chăm sóc và theo dõi kỹ khi ăn. Khi có các triệu chứng như nuốt vướng, nuốt đau, không nuốt được, đau bụng bất thường hoặc kéo dài, cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa để được kiểm tra và xử trí kịp thời.
Tú Uyên

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
TP. HCM phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2025
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2025, với chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”, diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6/2025. Nhiều hoạt động chăm lo thiết thực, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được tổ chức trên toàn thành phố.May 18 at 9:13 am -
Vệ sinh "cậu nhỏ" mỗi ngày: Biện pháp đơn giản phòng tránh bệnh lý nam khoa
Vệ sinh bộ phận sinh dục nam không chỉ là thói quen cá nhân mà còn là bước chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu. Tuy nhiên, nhiều nam giới vẫn lơ là với việc này, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, rối loạn chức năng sinh lý và cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục.May 17 at 6:54 pm -
Việt Nam quyết tâm bảo vệ thế hệ trẻ trước mối nguy hại từ thuốc lá mới
Trong những năm gần đây, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đã được quảng bá rầm rộ như những sản phẩm “ít hại” và là giải pháp thay thế cho người nghiện thuốc lá điếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các sản phẩm này đang nhắm tới một lượng lớn người chưa từng hút thuốc, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.May 17 at 4:44 pm -
Đắk Lắk: Đẩy mạnh truyền thông phòng chống tai nạn thương tích trong trường học
Trước thực trạng tai nạn thương tích ở trẻ em ngày càng gia tăng, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức và kỹ năng phòng tránh cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi trung học cơ sở.May 17 at 4:44 pm