5 bí quyết đảm bảo an toàn thực phẩm
Giữ vệ sinh sạch sẽ
Vi sinh vật gây bệnh có thể có mặt ở khắp nơi (trong đất, nước, động vật và người) và dễ dàng lây lan vào thức ăn qua tay, khăn lau, đồ dùng nhà bếp. Chính vì vậy, chúng ta cần rửa tay thật sạch trước khi nấu nướng và trong khi chế biến thức ăn. Bên cạnh đó, cần rửa tay sau khi đi vệ sinh. Giữ gìn và bảo quản thức ăn và nhà bếp sạch sẽ khỏi côn trùng, vật nuôi và các loài vật gây hại. Rửa sạch và vệ sinh đồ dùng chế biến thức ăn.
Bảo quản riêng biệt thức ăn sống và chín
Thực phẩm tươi sống (đặc biệt là thịt, thịt gia cầm và hải sản) có thể chứa vi khuẩn nguy hiểm và lây sang thực phẩm khác trong quá trình chế biến hoặc bảo quản. Chính vì vậy, cần bảo quản riêng biệt thịt, thịt gia cầm, đồ ăn hải sản với các thức ăn khác. Không những vậy, người chế biến cần sử dụng riêng biệt các dụng cụ nhà bếp như dao, thớt cho thức ăn sống. Bảo quản thức ăn trong hộp đựng phù hợp, tránh để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm đã chế biến.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo về 5 bí quyết đảm bảo an toàn thực phẩm (Ảnh: HCDC)
Nấu kỹ thức ăn
Việc nấu nướng hợp vệ sinh có thể diệt được hầu hết vi sinh vật nguy hại. Cần đặc biệt lưu ý khi chế biến thịt băm, thịt nướng và thịt gia cầm. Chúng ta cần nấu kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, thịt gia cầm, trứng và đồ ăn hải sản. Đun sôi các món súp, món hầm ở 70 độ C. Thịt và thịt gia cầm phải chín kỹ, nước không còn màu hồng (nên dùng nhiệt kế để đo). Hâm nóng kỹ thức ăn đã nấu chín.
Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp
Vi khuẩn sinh sôi rất nhanh ở nhiệt độ phòng. Bảo quản lạnh (dưới 5 độ C) và nấu chín (trên 60 độ C) giúp hạn chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Vì vậy, không để thức ăn chín ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng. Bảo quản thức ăn chín và thực phẩm dễ hỏng ở nhiệt độ lạnh (dưới 5 độ C). Đảm bảo thức ăn chín thật nóng trước khi ăn (trên 60 độ C). Không bảo quản thực phẩm quá lâu, kể cả trong tủ lạnh. Không rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng.
Sử dụng nước sạch và thực phẩm tươi sống
Nước chưa đun sôi và đá có thể chứa vi khuẩn gây hại. Thực phẩm lên men có thể sinh ra các chất độc hại. Chọn thực phẩm tươi sống và thực hiện các bước vệ sinh cơ bản giúp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Chúng ta cần sử dụng nước sạch hoặc xử lý nước trước khi dùng. Chọn thực phẩm tươi sống, an toàn và lành mạnh. Chọn thực phẩm đã qua chế biến an toàn (ví dụ: sữa tiệt trùng). Rửa kỹ rau quả (đặc biệt là rau sống). Không dùng thực phẩm quá hạn sử dụng. Có kiến thức chế biến thức ăn để phòng tránh nhiễm bệnh cho gia đình.
Theo HCDC

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
TP. HCM phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2025
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2025, với chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”, diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6/2025. Nhiều hoạt động chăm lo thiết thực, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được tổ chức trên toàn thành phố.May 18 at 9:13 am -
Vệ sinh "cậu nhỏ" mỗi ngày: Biện pháp đơn giản phòng tránh bệnh lý nam khoa
Vệ sinh bộ phận sinh dục nam không chỉ là thói quen cá nhân mà còn là bước chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu. Tuy nhiên, nhiều nam giới vẫn lơ là với việc này, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, rối loạn chức năng sinh lý và cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục.May 17 at 6:54 pm -
Việt Nam quyết tâm bảo vệ thế hệ trẻ trước mối nguy hại từ thuốc lá mới
Trong những năm gần đây, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đã được quảng bá rầm rộ như những sản phẩm “ít hại” và là giải pháp thay thế cho người nghiện thuốc lá điếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các sản phẩm này đang nhắm tới một lượng lớn người chưa từng hút thuốc, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.May 17 at 4:44 pm -
Đắk Lắk: Đẩy mạnh truyền thông phòng chống tai nạn thương tích trong trường học
Trước thực trạng tai nạn thương tích ở trẻ em ngày càng gia tăng, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức và kỹ năng phòng tránh cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi trung học cơ sở.May 17 at 4:44 pm