Xem điện thoại nhiều khi mang bầu, nếu biết những điều này nhất định mẹ sẽ hối hận
Ngày nay, điện thoại di động là thiết bị không thể sống thiếu với mỗi người. Nhiều bà mẹ mang thai ban đêm khó ngủ thường sử dụng điện thoại di động để chơi điện tử, xem phim, đọc báo… để giết thời gian. Vậy nhưng chắc chắn nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi liệu việc bà bầu tiếp xúc nhiều với điện thoại di động có ảnh hưởng đến em bé không? Lúc mẹ bầu chơi điện thoại thì em bé làm gì?

Thai nhi sẽ chịu nhiều tác động xấu nếu mẹ dành quá nhiều thời gian xem điện thoại di động.
Dưới đây là tác động đến thai nhi khi mẹ bầu chơi điện thoại. Biết được những nguy cơ này với em bé, chắc chắn mẹ bầu sẽ cảm thấy hối hận nếu mình đã từng dành nhiều thời gian xem điện thoại.
Em bé dễ bị rối loạn tăng động giảm chú ý
Khi mẹ bầu sử dụng điện thoại để xem phim, chơi điện tử… thì tâm trạng sẽ thay đổi liên tục, lúc vui vẻ, lúc cáu giận. Não người mẹ đang ở trạng thái phấn khích nên một số chất sẽ được tiết ra trong cơ thể và điều này khiến não của thai nhi cũng tăng sự kích thích hưng phấn hay khó chịu theo tâm trạng của mẹ và tin buồn là việc này có thể khiến thai nhi dễ bị hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Theo một nghiên cứu của Northwestern Medicine cho thấy, người mẹ thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thai kỳ có nhiều nguy cơ sinh con bị hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Người mẹ thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thai kỳ có nhiều nguy cơ sinh con bị hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
Bé dễ nổi cáu
Thai nhi từ giai đoạn thứ 2 thai kỳ đã bắt đầu có cảm giác mơ hồ về sự hiện diện của ánh sáng và sẽ điều chỉnh thời gian ngủ theo ánh sáng được tiếp xúc. Nếu bà mẹ thường xuyên sử dụng điện thoại trong đêm khi mang thai, đèn màn hình và sóng điện từ phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng dến em bé và làm bé trở nên cáu kỉnh, tức giận.
Nếu mẹ nhận thấy thai nhi đạp thường xuyên khi mẹ xem điện thoại trong thời gian dài, thì đó có thể là dấu hiệu em bé đang nổi cáu và tốt hơn hết mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi.
Làm tăng nguy cơ sảy thai
Kết quả được công bố trên tạp chí Scientific Reports, nghiên cứu sự ảnh hưởng của bức xạ từ trường từ điện thoại di động và sóng wifi đối với mẹ bầu vẫn khiến không ít người bất ngờ khi cho biết điện thoại di động và sóng wifi có thể gia tăng nguy cơ sảy thai ở các mẹ bầu lên gần 50%.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các chuyên gia từ Phòng nghiên cứu Kaiser Permanente ở Oakland, California, dựa trên phân tích 913 mẹ bầu trong những giai đoạn khác nhau của thai kì.
Một trong số những người tham gia nghiên cứu đã từng sảy thai ít nhất một lần trước đó. Tất cả những mẹ bầu này đều đeo đồng hồ EMDEX Lite, đo lường mức độ tiếp xúc bức xạ từ trường suốt 24 tiếng mỗi ngày. Dựa trên tương quan giữa mức độ tiếp xúc bức xạ của những mẹ bầu này đối với những biến đổi trong suốt thai kì của các mẹ, nhóm nghiên cứu đã phân tích để đưa ra tỉ lệ ảnh hưởng của điện thoại di động và sóng wifi đối với các mẹ bầu.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra các mẹ bầu có mức độ tiếp xúc bức xạ từ trường cao nhất có nguy cơ sảy thai cao hơn những người có mức độ tiếp xúc thấp nhất khoảng 48%. Trong số những mẹ bầu có mức độ tiếp xúc bức xạ từ trường cao nhất, 24,2% trong số họ đã bị sảy thai, so với 10.4% của những người thuộc nhóm có mức độ tiếp xúc thấp nhất. Tuy nhiên, tỉ lệ này không liên quan đến tiền sử sảy thai của mẹ bầu.
Mẹ bầu xem điện thoại nhiều sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Điều gì xảy ra với mẹ khi xem điện thoại quá nhiều?
Mọi người đều biết rằng ánh sáng của màn hình điện thoại có thể gây hại cho mắt của chúng ta, khiến cơ thể tiết ra estrogen và có thể khiến giác mạc bị phù nề. Vì vậy người mẹ sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Chính vì vậy, chị em nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn thay bằng việc xem điện thoại quá nhiều.
Ngoài ra, để giảm thiểu ảnh hưởng của bức xạ từ trường đối với sức khỏe, các mẹ bầu cần chú ý những điều sau:
- Để điện thoại cách xa bụng và không để điện thoại trong túi áo khoác
- Tắt wifi khi không sử dụng, đặc biệt là khi đang ngủ
- Để điện thoại di động ở chế độ máy bay khi không cần thiết
- Nói chuyện điện thoại bằng loa ngoài, và nói ngắn gọn nhất có thể
- Không sử dụng các thiết bị có thể phát ra bức xạ từ trường không ion hóa khi ở trong xe hơi.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm