Triệu chứng mới ở trẻ nhỏ nhiễm Omicron: Ho khan, gắt tiếng
Theo tiến sĩ Buddy Creech, một chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm trẻ em tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville, một số bệnh nhân Covid-19 ở nhóm tuổi trẻ nhất bộc lộ những cơn ho giống như bệnh viêm thanh khí phế quản, có thể được nhận biết bằng tiếng ho khan, gắt tiếng.
Các bác sĩ cảnh báo triệu chứng bất thường của nhiễm Omicron ở trẻ em
Chia sẻ với hãng thông tấn NBC, ông Creech giải thích, vì đường thở của trẻ nhỏ rất hẹp nên chỉ hơi viêm đã bị tắc nghẹt. Theo ông, cách tốt nhất để bảo vệ những trẻ nhỏ tuổi, chưa đủ điều kiện chủng ngừa Covid-19 này là để chúng ở gần những người đã tiêm phòng.
Viêm thanh khí phế quản là một chứng bệnh do mắc virus, gây phù nề dây thanh quản, khí quản và ống phế quản. Đây là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt các bé từ 6 tháng đến 3 năm tuổi. Bệnh thường dễ điều trị với các triệu chứng có thể được cải thiện trong 48 giờ, nên các bác sĩ khuyến nghị các cha mẹ không nên quá lo lắng.
Theo tiến sĩ Amy Edwards, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Bệnh viện Đại học Rainbow Babies và Bệnh viện Nhi ở Cleveland, phương pháp điều trị chính là giữ cho đường hô hấp trên luôn mở và thông thoáng cho đến khi tình trạng viêm thuyên giảm.
Học viện Nhi khoa Mỹ thống kê, kể từ đầu dịch, gần 7,9 triệu trẻ nước này được chẩn đoán mắc Covid-19. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh ở trẻ nhìn chung nhẹ hơn so với ở người lớn.
Cho đến nay, Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch với gần 60,2 triệu ca mắc, 857.798 bệnh nhân không qua khỏi. 62% người dân ở xứ sở cờ hoa đã hoàn thành tiêm chủng và 22% được tiêm mũi vắc xin tăng cường.
Một chuyên gia thuộc Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA) cảnh báo, số ca tái mắc Covid-19 ở nước này đang tăng nhanh chóng ở những người trên 30 tuổi.
Theo dữ liệu mới nhất của UKHSA, tính tới cuối tháng 12/2021 có ít nhất 268.517 người ở xứ sở sương mù đã nhiễm virus SARS-CoV-2 nhiều hơn một lần. Nhà dịch tễ học Meaghan Kall thuộc UKHSA nhận định, con số này có thể thấp hơn nhiều so với thực tế vì hạn chế trong khâu xét nghiệm ở đợt dịch đầu tiên. Chuyên gia này cho rằng, cần có thêm dữ liệu để đánh giá liệu việc tái nhiễm bệnh có nhẹ hơn hay không.
Viết trên Twitter, bà Kall tin, tình trạng tái nhiễm bắt đầu gia tăng ở những người trên 30 tuổi khi biến thể Omicron lần đầu xuất hiện, nhưng hiện cũng tăng lên ở những người trên 30 tuổi. Việc biến thể Omicron có thể hình thành khả năng tránh miễn dịch của con người trước đó đồng nghĩa khoảng 1/10 ca mắc mới là những trường hợp từng nhiễm Covid-19.
Một báo cáo của Đại học Hoàng gia London hồi tháng 12 năm ngoái cho thấy, nguy cơ tái nhiễm Omicron cao hơn 5 lần so với biến thể Delta.
Cho đến nay, Thủ tướng Anh Boris Johnson vẫn tránh áp đặt các biện pháp hạn chế mới nhằm làm chậm lại tốc độ lây lan của biến thể Omicron. Khi số ca mắc mới trong nước lần đầu tiên vượt mức 200.000 ca/ngày hồi đầu tuần này, ông Johnson thừa nhận, Cơ quan Y tế quốc gia (NHS) sẽ cảm thấy "tạm thời quá tải". Song, ông lưu ý hướng dẫn phòng chống dịch hiện tại là mọi người dân cần đeo khẩu trang, làm việc tại nhà và tiêm vắc xin.
Đức siết hạn chế quán bar, nhà hàng
AP đưa tin, các nhà lãnh đạo Đức đã nhất trí thực thi các yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với người dân khi đến các nhà hàng và quán bar. Cụ thể, theo quyết định mới của Thủ tướng Olaf Scholz và 16 thống đốc bang trên toàn quốc, khách khi đến những địa điểm này sẽ phải chứng minh họ đã tiêm mũi tăng cường hoặc có kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính, ngoài chứng nhận đã chủng ngừa hoặc hồi phục sau khi mắc bệnh.
Ông Scholz và các thống đốc cũng thông qua việc cho phép những người đã tiêm mũi tăng cường không cần phải tự cách ly sau khi tiếp xúc F0. Những đối tượng khác có thể giảm thời gian cách ly từ 14 ngày như trước đây xuống còn 10 ngày nếu họ không bộc lộ hoặc không còn triệu chứng. Thời gian cách ly thậm chí có thể giảm xuống 7 ngày nếu họ có kết quả xét nghiệm âm tính.
Đức hiện là "ổ dịch" lớn thứ 8 trên thế giới với gần 7,5 triệu ca mắc, xấp xỉ 115.000 trường hợp tử vong. 71,6% dân số toàn quốc đã hoàn thành chủng ngừa các liều vắc xin cơ bản và 41,6% được tiêm một mũi tăng cường.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm