Rà soát công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh
Ngày 3/8, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong các chuỗi cung ứng.
Theo Phó thủ tướng, gần đây xuất hiện tình trạng lây nhiễm Covid-19 trong hệ thống phân phối tại Hà Nội và một số địa phương, là nguy cơ rất lớn có thể làm bùng phát dịch trên diện rộng, nhất là ở những đô thị lớn, khu vực đông dân cư.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 ngày 2/8, Phó thủ tướng nhận định tình trạng lây nhiễm qua hệ thống phân phối rất đáng báo động.
![]() |
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định tình trạng lây nhiễm qua hệ thống phân phối rất đáng báo động. Ảnh: TTXVN. |
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ GTVT rà soát lại các quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19 đối với hệ thống chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng, siêu thị… (đặc biệt ở các khu đô thị có đông dân cư); có chỉ đạo, hướng dẫn phù hợp với tình hình mới.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đảm bảo tổ chức, vận hành hệ thống chợ, siêu thị an toàn.
Đối với các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng cần chú trọng tổ chức các điểm phân phối ngoài không gian mở, đảm bảo khoảng cách tiếp xúc.
Phó thủ tướng cũng nêu thực tế vừa qua, từ các tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16 vẫn còn số lượng không nhỏ người dân tự phát rời khỏi địa bàn nơi cứ trú. Thủ tướng đã chỉ đạo chấn chỉnh.
Ông yêu cầu ban chỉ đạo phòng chống dịch, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” và các giải pháp đồng bộ để phát hiện, quản lý y tế theo quy định tất cả các trường hợp người đến từ vùng dịch.
Từ những kinh nghiệm ban đầu rút ra qua thực tiễn chống dịch tại TP.HCM và một số tỉnh có dịch bệnh lây lan rộng thời gian vừa qua, Phó thủ tướng nhắc các tỉnh, thành phố chuẩn bị sẵn sàng cho các kịch bản dịch bệnh xấu hơn theo phương châm “4 tại chỗ”.
Trong đó lưu ý tổ chức hệ thống thu dung, điều trị nhiều tầng nhằm giảm tỷ lệ diễn biến nặng hơn ở tất cả tầng. Đặc biệt, cần phân biệt những người bị nhiễm chưa có triệu chứng với những người có triệu chứng (bệnh nhân) để tổ chức quản lý, theo dõi và trợ giúp y tế phù hợp. Giảm tỷ lệ người chưa có triệu chứng diễn biến thành có triệu chứng.
Phó thủ tướng cũng nhắc các địa phương tổ chức tập huấn, thí điểm việc lấy mẫu, cách ly tại nhà. Đồng thời, thiết lập hệ thống đường dây nóng tiếp nhận thông tin, hỗ trợ người dân về các giải pháp phòng chống dịch và bảo đảm an sinh, không để bất kỳ người dân nào cần sự trợ giúp về lương thực và y tế mà không có người tiếp nhận.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm