Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai
Trong tam cá nguyệt đầu tiên (tuần 1 đến tuần 12)
Thay đổi nội tiết tố: Sự gia tăng nhanh chóng của các hormone, đặc biệt là estrogen và progesterone có thể gây ra chứng đau đầu ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến lưu thông máu và có thể dẫn đến đau đầu.
Tăng thể tích máu: Trong vài tuần đầu của thai kỳ, thể tích máu tăng đáng kể, có thể dẫn đến thay đổi huyết áp và gây ra chứng đau đầu.
Mất nước: Buồn nôn và nôn (thường gặp ở giai đoạn đầu thai kỳ) có thể dẫn đến mất nước, một tác nhân gây đau đầu.
Căng thẳng: Thời kỳ đầu mang thai, nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng và lo lắng quá mức. Những dồn nén về mặt cảm xúc có thể gây ra đau đầu.
Thay đổi thói quen ngủ: Trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ thường gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và có thể dẫn đến đau đầu do căng thẳng.

Ảnh minh họa
Trong tam cá nguyệt thứ hai (tuần 13 đến tuần 26)
Thay đổi nội tiết tố: Sau tam cá nguyệt đầu tiên, sự thay đổi nội tiết tố vẫn tiếp diễn việc này có thể gây ra đau đầu.
Thay đổi về thể chất: Khi tử cung phát triển, những thay đổi về tư thế và phân bổ trọng lượng cơ thể có thể dẫn đến đau đầu do căng thẳng, đặc biệt là ở vùng cổ và vai.
Căng thẳng gia tăng: Căng thẳng về mặt tâm lý khi mang thai có thể kéo dài, dẫn đến tình trạng đau đầu.
Thay đổi chế độ ăn uống: Thay đổi chế độ ăn uống, bỏ bữa hoặc cai caffeine có thể gây đau đầu.
Tam cá nguyệt thứ ba (tuần 27 đến tuần 40)
Tiền sản giật: Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, đau đầu có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Đây là tình trạng nghiêm trọng đặc trưng bởi huyết áp cao và các dấu hiệu tổn thương hệ thống cơ quan khác. Nếu đau đầu nghiêm trọng hoặc kèm theo các triệu chứng như thay đổi thị lực, sưng tấy hoặc đau bụng hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.
Căng thẳng, khó chịu: Khi thai kỳ tiến triển, những khó chịu về thể chất như đau lưng, khó chịu ở cổ và vai, có thể dẫn đến đau đầu.
Rối loạn giấc ngủ: Cảm giác khó chịu và lo lắng về việc chuyển dạ có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ, gây ra chứng đau đầu do mệt mỏi.
Cách điều trị chứng đau đầu khi mang thai
Uống đủ nước: Uống đủ nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi mang thai, ốm nghén. Điều này cũng giúp giảm thiểu tình trạng đau đầu.
Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc giúp chống lại tình trạng mệt mỏi gây ra chứng đau đầu.
Chườm lạnh: Đắp túi chườm lạnh lên trán hoặc cổ có tác dụng gây tê, làm giảm cảm giác đau đầu.
Xoa bóp: Massage nhẹ nhàng quanh thái dương và vùng cổ có thể giúp giảm căng thẳng và giảm cảm giác đau đầu.
Theo Healthshots

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm