Mỹ: Nghiên cứu vaccine điều trị ung thư
Sau hơn 20 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư vú cùng 12 đợt phẫu thuật và điều trị, Stephanie Gangi đã muốn bỏ cuộc. Khi các bác sĩ tìm thấy một khối u mới trên tuyến thượng thận vào mùa hè năm ngoái, bà không còn đủ sức lực và quyết tâm để làm thêm một đợt hóa trị nữa.
Trước sự sửng sốt của hai cô con gái và các bác sĩ, tiểu thuyết gia 66 tuổi từ chối tiếp tục điều trị. Ngày hôm sau, bác sĩ đã gọi cho bà: “Có một cuộc thử nghiệm lâm sàng đang bắt đầu và tôi nghĩ sẽ rất tốt cho bà”.
Bà Stephanie Gangi phải điều trị ung thư suốt nhiều năm. Ảnh: Daily Mail
Bà Gangi tham gia vào thử nghiệm ở New York (Mỹ) dành cho những bệnh nhân bị ung thư di căn khắp cơ thể và hầu như không thể chữa khỏi.
Đây là một trong 10 bệnh nhân của nghiên cứu, cùng với William Morrison, 53 tuổi và Anna Bochenski, 51 tuổi, những người đã thuyên giảm một phần hoặc khỏi hoàn toàn, mặc dù trước đó được tiên lượng chỉ còn sống được vài năm.
Theo Daily Mail, họ được tiêm một loại vắc xin do Bệnh viện Mount Sinai phát triển nhanh chóng làm tan khối u nguyên phát và dạy cho cơ thể cách tìm kiếm, tiêu diệt các tế bào ung thư đã lan rộng ra nơi khác.
Bà Gangi được tiêm vắc xin trực tiếp vào khối u lớn nhô ra khỏi xương ức. Trong vòng hai tháng, khối u đã hoàn toàn biến mất. Bà ăn mừng khi không còn ung thư trong đám cưới của con gái mình vào đầu năm nay.
“Tôi tự hỏi, cách làm này có thực sự hiệu quả không? Ung thư có trở lại không? Nhưng tôi cảm thấy tuyệt vời và rất biết ơn”, bà Gangi nói. Đây là lần đầu tiên sau hơn 10 năm, bà không còn phải dùng thuốc.
Tiến sĩ Thomas Marron - thành viên của nhóm nghiên cứu - đã dành cả thập kỷ qua để tạo ra vắc xin. Ông cảm thấy giống như trúng xổ số khi hình ảnh chiếu chụp ghi nhận khối u tuyến thượng thận của bà Gangi đã biến mất. “Đó là khối u rất có thể đã lấy đi mạng sống của bà ấy”, Tiến sĩ Marron nói.
Những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư di căn thường có cơ hội sống sót rất thấp. Theo Mayo Clinic, với một số loại, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ là 6%. Vắc xin được tiêm trực tiếp vào các khối u đồng nghĩa chỉ những bệnh nhân có khối u bên ngoài mới có thể được hưởng lợi.
Vắc xin chứa liều lượng cao hơn của một loại protein tự nhiên giúp nhân nhanh số lượng tế bào đuôi gai trong cơ thể. Chúng tiêu diệt khối u và dạy các tế bào T trong cơ thể cảnh giác với các tế bào ung thư đã lan ra nơi khác. Vắc xin mới nằm trong số hàng trăm loại vắc xin và thuốc điều trị ung thư đang được thử nghiệm.
Một số sử dụng công nghệ mRNA tương tự vắc xin Covid-19 và chỉ cần một mũi tiêm duy nhất hoàn toàn được cá nhân hóa cho từng bệnh nhân. Tuy nhiên, những loại này cần mất hàng tháng để sản xuất và chi phí khoảng 100.000 USD. Nhưng vắc xin của Mount Sinai sử dụng cùng một loại cho các bệnh nhân.
Các hóa chất liên quan cũng có giá thành rẻ. Tiến sĩ Brody nói: 'Những thứ chúng tôi sử dụng có giá từ vài xu tới 1 USD. Phương pháp điều trị hiện tại gồm 17 liều và cùng với 8 mũi tiêm liệu pháp miễn dịch”.
Bác sĩ Brody và bác sĩ Marron hy vọng sẽ giảm số mũi tiêm cho bệnh nhân trong những tháng tới.
Ông Morrison được chẩn đoán mắc ung thư máu năm 2017. Hiện các khối u đã không còn. Ảnh: Daily Mail
Sau khi sử dụng vắc xin thử nghiệm, hai bệnh nhân khác - ông Morrison và bà Bochenski - cũng đã thuyên giảm hoàn toàn và một phần.
Ông Morrison, kỹ thuật viên lâm sàng sống ở New York, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu vào năm 2017. Mọi thứ trở nên tồi tệ vào năm 2018, khi ung thư lan rộng.
Bệnh nhân 53 tuổi từng đăng ký thử nghiệm phiên bản vắc xin Mount Sinai trước đó nhưng không có phản hồi. Tình trạng sức khỏe của ông đã thuyên giảm một thời gian ngắn nhờ hóa trị vào năm 2019, nhưng ung thư tái phát ngay khi đại dịch ập đến.
Ông đã đồng ý áp dụng một phiên bản thử nghiệm mới và cải tiến hơn vào mùa hè năm 2020. Trong vòng sáu tháng, các khối u đã biến mất hoàn toàn.
Bà Bochenski bị ung thư vú vào năm 2014 và bắt đầu các đợt hóa trị, phẫu thuật. Vào năm 2018, một khối u có kích thước bằng quả bóng tennis xuất hiện ở nách của bà và ung thư cũng lan đến các hạch bạch huyết ở ngực.
Tác dụng phụ từ vắc xin ung thư rất dữ dội khiến bà run đến mức không thể cầm nổi một tách trà. Nhưng khối u dưới cánh tay đã biến mất và việc điều trị đã giúp bà thuyên giảm một phần. Bà Bochenski, 51 tuổi, nói: “Nếu tôi không tham gia thử nghiệm lâm sàng, tôi đã chết vào năm 2021”.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm