Một phụ nữ bị thủng ruột non do nuốt nhầm dị vật
Theo thông tin từ Bệnh viện An Bình, bệnh nhân T.T.M.N (nữ, 43 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM) nhập viện cấp cứu với tình trạng đau nhiều vùng bụng phải, kèm theo sốt và bụng chướng khó chịu. Trước đó, bệnh nhân M.N đã tự mua thuốc uống nhưng triệu chứng không thuyên giảm.
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ Khoa Cấp cứu và khoa Ngoại đã thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả siêu âm, chụp X-quang chẩn đoán xác định đây là tình trạng bụng ngoại khoa do dị vật trong ruột gây biến chứng thủng.
Sau hội chẩn, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp đã quyết định phẫu thuật nội soi ổ bụng để lấy dị vật.
Trong quá trình phẫu thuật, kíp mổ đã phát hiện và lấy ra một dị vật dài 0.2 cm x 4 cm (có hình dạng giống tăm xỉa răng) đâm xuyên thủng hồi tràng đoạn cuối ruột non. Tiếp đó, ê-kíp phẫu thuật khâu đã khâu lại lỗ thủng ruột, rửa sạch khoang bụng và cắt ruột thừa viêm thứ phát cho người bệnh.
Hiện, sau ngày hậu phẫu thứ 2, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, bụng mềm, còn đau nhẹ sau mổ. Bệnh nhân đang được các bác sĩ Khoa Ngoại tiếp tục theo dõi, hướng dẫn vận động sớm và chế độ ăn phù hợp.
BS.CK2 Phạm Ngọc Tảo, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp cho biết, trong trường hợp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, dị vật sau khi nuốt trôi trong đường tiêu hóa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như gây tắc, dị vật sắc nhọn đâm thủng thành ống tiêu hóa, xì dò dịch tiêu hóa gây áp xe, viêm phúc mạc toàn thể, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Bác sĩ Phạm Ngọc Tảo khuyến cáo, để tránh tình trạng nuốt phải dị vật trong các bữa ăn, người dân nên ăn chậm, nhai kỹ thức ăn, không nên trộn canh vào cơm; khi ăn trái cây, nên loại bỏ hạt. Người già và trẻ em nên tránh các thức ăn dai, cứng như gân, da; thức ăn có xương hoặc nhiều xương, thực phẩm nên được cắt nhỏ và nấu mềm.
Không cho trẻ em chơi các loại đồ chơi có kích thước nhỏ, để những vật dụng nguy hiểm như pin, hạt nhựa xa tầm tay trẻ em.
Cẩn thận khi ăn các món thịt cá có lẫn xương mà chưa được lọc kỹ. Đặc biệt, cần bỏ thói quen ngậm tăm sau khi ăn xong.
“Khi xuất hiện tình trạng đau, đau liên tục, đau nhiều ở vùng bụng hoặc sơ ý nuốt phải dị vật, bệnh nhân không được tự ý uống thuốc mà cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời”, bác sĩ Phạm Ngọc Tảo khuyến cáo.
Cao Ánh
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Lâm Đồng: Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em năm 2024
Từ ngày 29/10 - 30/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em năm 2024.October 31 at 5:06 pm -
Bình Phước: Tác động của già hóa dân số và chiến lược chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Như nhiều địa phương khác ở Việt Nam, tỉnh Bình Phước đang đối mặt với thực trạng già hóa dân số ngày càng nhanh mang đến những thách thức lớn cho nền kinh tế, xã hội và đặc biệt là lĩnh vực y tế.October 31 at 1:37 pm -
Đắk Lắk: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Sáng 29/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Y tế tổ chức hội nghị chuyên đề đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 thuộc dự án 8.October 30 at 3:47 pm -
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn truyền thông chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Vừa qua , tại Trung tâm Y tế huyện Đất Đỏ, khoa sức khoẻ sinh sản - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức tập huấn “Phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em - Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên” cho hơn 40 cộng tác viên, thuộc địa bàn huyện.October 29 at 4:00 pm