Lưu ý trước và sau hiến máu
Trước khi hiến máu: Đêm trước hiến máu không nên thức quá khuya (ngủ ít nhất 6 tiếng); nên ăn nhẹ, không ăn các đồ ăn có nhiều đạm, nhiều mỡ; không uống rượu, bia; chuẩn bị tâm lý thực sự thoải mái; mang theo giấy tờ tùy thân; uống nhiều nước.
Ngay sau khi hiến máu: Duỗi thẳng, hơi nâng cao cánh tay trong 15 phút; hạn chế gập tay trong quá trình nghỉ sau hiến máu; nghỉ tại điểm hiến máu tối thiểu 15 phút; uống nhiều nước; chỉ ra về khi cảm thấy thực sự thoải mái; nếu xuất hiện chảy máu từ vết băng cầm máu bằng cách nâng cánh tay lên và ấn nhẹ vào vết bông, ngồi xuống ghế và thông báo cho nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Ảnh minh họa
Nếu có các biểu hiện bất thường về sức khỏe như mệt, chóng mặt hoặc vã mồ hôi, ngay lập tức ngồi xuống hoặc nằm ngay xuống, tốt nhất là nâng cao chân; giữ bình tĩnh, hít sâu, thở ra chậm; tìm kiếm sự giúp đỡ của bất kì ai xung quanh đang ở gần đó; báo ngay cho nhân viên y tế hoặc tình nguyện viên; chỉ ngồi dậy và đứng lên khi hết cảm giác chóng mặt, mệt mỏi.
Sau khi rời điểm hiến máu tiếp tục uống nhiều nước để bổ sung lại thể tích bị mất khi hiến máu, giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường; tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu như thịt, gan, trứng, sữa, dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.
Trong vòng 48 tiếng sau hiến máu: Tránh thức khuya, dùng các chất kích thích như rượu, bia; không hút thuốc lá trong vòng 4 tiếng; tránh nâng vật nặng bằng tay vừa hiến máu; tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều thể lực như: thi đấu thể thao, đá bóng, tập thể hình, leo trèo cao…; đề phòng bị bầm tím tay và chóng mặt.
Lưu ý chăm sóc vị trí chọc kim: Băng cầm máu cần được giữ ít nhất trong 4 – 6 giờ; trong 1 số trường hợp ít gặp, nếu sau khi tháo băng, vẫn có máu tươi chảy ra, hãy ấn nhẹ tay vào vị trí bông băng. Đồng thời nâng cao cánh tay 3 - 5 phút, sau đó băng lại. Giữ băng thêm 6 giờ nữa.
Nếu sau hiến máu, thấy xuất hiện vết bầm tím tại vị trí lấy máu, đừng quá lo lắng. Trong ngày đầu, có thể dùng đá lạnh chườm lên vị trí bị bầm tím. Sau 1 ngày, chuyển sang chườm ấm (chườm 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút). Vết bầm tím thường sẽ tự tan và biến mất sau 1 tuần.
Thanh Bình

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm