U sợi thần kinh do đâu?

Hiện có ba thể chính của bệnh u sợi thần kinh là NF1, NF2 và schwannomatosis. Trong đó, NF1 là thể phổ biến nhất, do đột biến gen NF1 trên nhiễm sắc thể số 17, vốn có vai trò sản sinh protein giúp kiểm soát sự phát triển của mô thần kinh. Khi gen này bị đột biến, quá trình kiểm soát rối loạn, dẫn đến hình thành các khối u ở mô thần kinh. NF2 là thể ít gặp hơn, liên quan đến đột biến gen NF2 trên nhiễm sắc thể số 22, thường gây ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác, từ đó gây giảm thính lực, mất thăng bằng và rối loạn thần kinh trung ương. Schwannomatosis là thể hiếm nhất, có liên quan đến các đột biến gen khác như SMARCB1 hoặc LZTR1.
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh u sợi thần kinh rất đa dạng và phụ thuộc vào thể bệnh cụ thể. Người bệnh có thể xuất hiện nhiều khối u mềm dưới da, các đốm sắc tố màu nâu trên da (còn gọi là đốm "cà phê sữa"), u mi mắt, rối loạn thính lực, rối loạn thị giác, đau dai dẳng và giảm khả năng vận động. Ở một số trường hợp nặng, các khối u lớn có thể chèn ép vào não, tủy sống hoặc các cơ quan quan trọng, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như liệt, suy hô hấp hoặc đe dọa tính mạng.
Việc chẩn đoán bệnh thường dựa vào khám lâm sàng kết hợp chẩn đoán hình ảnh như MRI. Điều trị chủ yếu tập trung vào theo dõi tiến triển khối u, can thiệp phẫu thuật khi khối u phát triển nhanh, gây chèn ép hoặc có dấu hiệu ác tính. Bệnh nhân cũng cần được hỗ trợ về mặt chức năng, phục hồi vận động và tâm lý, nhất là trong các trường hợp biến dạng hoặc rối loạn thần kinh.
Dù là bệnh hiếm gặp, u sợi thần kinh cần được nhận diện sớm, theo dõi chặt chẽ và điều trị kịp thời để giảm nguy cơ biến chứng. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh nên được tư vấn di truyền để chủ động trong việc sàng lọc và chăm sóc sức khỏe lâu dài.
Đồng Mão

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm