Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo nạn 'thổi phồng' công dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Ngày 18/4, theo PGS-TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP - Bộ Y tế), hiện nay việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua hình thức online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến.
14:02 | 19/04/2021
Thu giữ, tiêu hủy cả kho thực phẩm bảo vệ sức khỏe trái phép.
Rất nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán hàng này để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật. Nhiều trường hợp sản phẩm không có địa chỉ công ty, không có nơi bán hàng cố định. Các sản phẩm vi phạm thường gặp là quảng bá, thổi phồng công dụng với các bệnh như xương khớp, gout, đái tháo đường, tim mạch huyết áp, giảm béo, thậm chí cả bệnh ung thư...
Cục ATTP khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế; gọi điện thoại tự xưng là bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán sản phẩm; gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán sản phẩm.
Có nhiều nơi nhân viện chỉ là học sinh, sinh viên nhưng khi gọi điện lại nghiễm nhiên xưng bác sĩ và tư vấn theo mô típ có sãn. Gán cho người bệnh nỗi âu lo, làm suy giảm tinh thần và cho rằng bác sĩ đầu dây bên kia chính là vị cứu tinh của mình. Có nhiều gia đình hoàn cảnh vô cùng có khó khăn, kiệt quệ tài chính nhưng vì bị đe dọa tính mạng chuẩn bị giáp ranh với "cửa tử" nên có gắng xoay sở tiền và làm theo những lời tư vấn của vị bác sĩ không biết mặt cũng chẳng biết tên kia.
Ngoài ra, Cục trưởng An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh: "Có quảng cáo mạo danh bài thuốc gia truyền khiến người có bệnh hiểu lầm thuốc y học cổ truyền, dùng sản phẩm thực phẩm đó mà bỏ thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe".
Cục ATTP hướng dẫn người dân cần lưu ý thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời. Người dân cần tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe; đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe.
Người dùng chỉ chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng. Đặc biệt, mua sản phẩm phải có hóa đơn, đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hóa...

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm