Cách trị rạn da đùi tự tin mặc váy
Rạn da là tình trạng da bị tổn thương hoặc hình thành sẹo do bị căng hoặc co lại quá nhanh. Bạn có thể bị rạn da khi lớp giữa của da hay còn gọi là lớp hạ bì bị căng. Các vết rạn da thường là những đường sẹo dài và mỏng. Màu sắc và độ nổi của vết rạn trên da có thể thay đổi theo thời gian.
Các vết rạn da ở đùi ban đầu thường có màu hồng hoặc tím và trông khá sần sùi. Sau vài tháng hoặc vài năm, những đường rạn này sẽ dần chuyển thành vết sẹo màu trắng hoặc bạc. Tình trạng rạn da đùi thường không đi kèm với các dấu hiệu khác nhưng một số người cũng có thể cảm thấy ngứa khi bị rạn da.
Nguyên nhân gây rạn đùi
Vết rạn da xuất hiện trên đùi khi bạn tăng cân, tăng cơ hoặc giảm cân ở khu vực này. Những bé ở trong các giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt hay phụ nữ trong thai kỳ cũng có thể xuất hiện các vết rạn da đùi. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến gây rạn da đùi mà bạn có thể đang gặp phải:
- Giảm cân hoặc tăng cân
- Mắc một số vấn đề sức khỏe
- Tập các bài tập tăng kích thước cơ bắp
- Dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ
- Đang trong giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt
- Đang mang thai. Khi mang thai, phụ nữ trẻ có nguy cơ bị rạn da cao hơn phụ nữ lớn tuổi. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ mang thai có kích thước thai nhi lớn có nguy cơ bị rạn da cao hơn.
Hơn nữa, bạn cũng dễ gặp tình trạng rạn da hơn nếu có các yếu tố nguy cơ sau:
- Nữ giới: Tình trạng rạn da xuất hiện ở nữ giới nhiều gấp đôi so với nam giới. Các vết rạn da có thể xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi từ 5 – 50 tuổi.
- Có người thân bị rạn da: Những người có tiền sử gia đình bị rạn da cũng sẽ dễ gặp tình trạng này hơn.
- Có thói quen hút thuốc: Những người hút thuốc sẽ có nguy cơ bị rạn da cao hơn những ai không có thói quen xấu này.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến kể trên, một số lý do khác cũng có thể khiến bạn bị rạn da ở đùi là:
- Vừa phẫu thuật
-Dùng thuốc an thần
- Mắc các loại bệnh sốt
- Đang thực hiện hóa trị
- Mắc hội chứng Marfan
- Mắc hội chứng Cushing
- Mắc bệnh gan mãn tính
- Dùng thuốc corticosteroid
- Dùng một số biện pháp tránh thai
- Điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài
Các cách trị rạn đùi
Các vết rạn mới bắt đầu xuất hiện trên da sẽ có màu đỏ và chuyển dần sang màu trắng hoặc bạc sau một khoảng thời gian. Đối với các vết rạn da mới, bạn sẽ cần giảm thiểu tình trạng đỏ da, sưng da và kích ứng. Đối với các vết rạn da đã lâu, bạn sẽ cần tăng mức độ collagen và sợi đàn hồi trên da, giảm viêm cũng như giữ ẩm cho da. Tùy vào giai đoạn, bạn có thể cân nhắc dùng các loại kem trị rạn da hay thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ.
Gel và kem trị rạn da đùi
Phương pháp điều trị phổ biến nhất khi bị rạn da đùi là dùng các loại kem bôi, thuốc mỡ và gel. Một số loại kem trị rạn da bạn có thể tham khảo là:
• Kem tăng collagen: Việc kích thích tăng collagen tại những nơi có vết rạn da có thể giúp da được đàn hồi hơn và bớt rạn nứt. Bạn có thể tìm mua một số sản phẩm có chức năng kích thích cơ thể sản xuất collagen trên thị trường để giảm nhẹ tình trạng rạn da đùi.
• Kem tăng trưởng tế bào da: Một số sản phẩm có thể điều trị rạn da bằng cách giúp kích thích tế bào tăng trưởng và sinh sản. Kem trị rạn da có chứa một chiết xuất từ rau má là centella hay chứa vitamin B-5 có thể giúp cải thiện sự sinh sản của tế bào và giúp giảm các vết rạn da.
• Kem chống viêm: Một số loại kem có chứa hoa cúc và vitamin E có khả năng giúp bạn chống viêm và cải thiện các vết rạn da ở đùi khá tốt.
• Kem dưỡng ẩm: Các loại kem từ bơ ca cao được bổ sung thêm vitamin E, elastin và collagen có thể tăng độ đàn hồi của da cũng như bù nước cho da. Những tác dụng này có thể giúp bạn ngăn ngừa và giảm tình trạng rạn da ở đùi một cách hiệu quả.
Bên cạnh các loại kem trị rạn da, bạn cũng có thể dùng trị rạn da đùi bằng dầu ô liu hoàn toàn tự nhiên và an toàn. Dầu ô liu vừa cung cấp các vitamin cần thiết cho da như A, D, E, K vừa có chất chống oxy nên có thể giúp bạn phục hồi làn da bị rạn rất tốt. Bạn có thể dùng đầu ô liu nguyên chất massage nhẹ nhàng vùng da đùi bị rạn, để 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm