Các nguy cơ tai nạn phổ biến ở trẻ em vào dịp Tết
Các nguy cơ tai nạn phổ biến ở trẻ em vào dịp Tết được Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á lưu ý như sau:
Tai nạn bỏng lửa hoặc nước nóng: Nấu nướng trong ngày Tết thường diễn ra với cường độ cao, bếp nóng và nhiều vật dụng nấu ăn dễ gây bỏng. Các loại nước nóng như trà, cà phê, nồi canh, nước lẩu thường được đặt trên bàn thấp hoặc khu vực dễ tiếp cận với trẻ. Để phòng tránh chúng ta nên đặt nồi, chảo và các vật dụng nóng ở xa tầm tay trẻ, sử dụng bếp có khóa an toàn hoặc bố trí khu vực bếp riêng, không cho trẻ vào gần, nhắc nhở trẻ tránh xa các hoạt động thắp hương, đốt pháo hoặc nến trang trí.
Nguy cơ hóc dị vật do thức ăn: Hạt dưa, hạt bí, mứt, hoặc kẹo cứng rất dễ khiến trẻ bị hóc. Trẻ nhỏ cũng có thể vô tình nuốt phải các đồ chơi nhỏ hoặc vật dụng trang trí nhà cửa. Để phòng tránh nên lựa chọn thực phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ, tránh để trẻ ăn các loại hạt nhỏ hoặc thức ăn cứng, đảm bảo các đồ chơi và vật dụng trong nhà không có kích thước quá nhỏ hoặc dễ tách rời.
Nguy cơ tai nạn do chạy nhảy, ngã cao: trẻ em thường chạy nhảy trong nhà hoặc khu vực đông người, dễ bị vấp ngã do sàn trơn hoặc chướng ngại vật, các khu vực như cầu thang, ban công hoặc ghế cao cũng tiềm ẩn nguy cơ lớn. Vì vậy chúng ta nên dọn dẹp sàn nhà sạch sẽ, không để đồ vật lung tung, lắp đặt thanh chắn an toàn tại cầu thang, cửa ban công và các khu vực nguy hiểm, luôn giám sát trẻ, đặc biệt khi trẻ chơi ở các khu vực cao hoặc đông người...

Ảnh minh họa
Nguy cơ tai nạn do đuối nước: Trẻ em thường tò mò khám phá những khu vực lạ, đặc biệt có nước và không nhận thức được sự nguy hiểm. Vì vậy rất cần sự quan tâm chú ý và giám sát chặt chẽ từ người lớn, không trẻ nhỏ chơi ngoài tầm mắt đặc biệt là các khu vực có nước. Lắp đặt rào chắn quanh ao, hồ, bể bơi hoặc các khu vực có nước trong nhà.
Tết là dịp để mọi người quây quần và tận hưởng những khoảnh khắc sum vầy. Tuy nhiên, sự an toàn của trẻ em vẫn luôn cần được đặt lên hàng đầu. Bằng cách nâng cao ý thức và thực hiện các biện pháp phòng tránh, cha mẹ và người lớn có thể đảm bảo một cái Tết vui vẻ, an toàn và ý nghĩa cho trẻ.
Khi trẻ bị hóc dị vật trong những ngày Tết, nếu không biết cách tự xử trí tại nhà thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Mạnh Hà

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm