Ngộ độc thủy ngân là gì và cách sơ cứu khi bị ngộ độc thủy ngân?

Ngộ độc thủy ngân do cháy vỡ bình chứa, hỏa hoạn… gây nguy hiểm nghiêm trọng cho thận, phổi, hệ hô hấp… thậm chí có thể dẫn đến tử vong trong khoảng 24 giớ. Vậy, ngộ độc thủy ngân là gì và cách sơ cứu ra sao?
9:31 | 30/08/2019

Ngộ độc thủy ngân là gì?

 
Gần đây, cơ quan chức trách tại Hà Nội đang tích cực tuyên truyền, cảnh báo người dân về việc không sử dụng thực phẩm, nước trong bán kính 1km kể từ khi cháy nhà máy bóng đèn phích nước của Công ty Rạng Đông gây thiệt hại hàng tỷ đồng hôm 28/8.
 
Theo cơ quan chức năng, người dân không sử dụng thực phẩm, rau, củ, quả, gia súc, gia cầm, cá… được nuôi trồng trong bán kính 1km kể từ tâm vụ cháy trong vòng 21 ngày tới. Không sử dụng nước tại các bể chứa hở trong bán kính 1km từ tâm đám cháy. Bởi rất nhiều chất độc hại, trong đó có thủy ngân được sửu dụng trong công nghiệp sản xuất bóng đèn phích nước đã bị rò rỉ ra bên ngoài có thể gây ngộ độc cho người dân.
 
 
Vụ cháy nhà xưởng công ty Rạng Đông khiến thủy ngân dùng trong sản xuất bóng đèn, phích nước bị phát tán rộng gây nguy hiểm cho sức khỏe người dân
 
Vậy, ngộ độc thủy ngân là gì? Ngộ độc thủy ngân nguy hiểm như thế nào? Dưới góc nhìn hóa học, thủy ngân là một loại nguyên tố trong bảng tuần hoàn (Hg). Đây là kim loại có ánh bạc, thường ở dạng lỏng trong nhiệt độ thường. Thủy ngân chủ yếu được sử dụng trong khử khoáng chất thần sa, máy đo nhiệt kế hoặc sử dụng trong đèn hơi thủy tinh, phích đựng nước…
 
Thủy ngân là loại vật chất có tính hai mặt đối với sức khỏe con người. Thủy ngân có thể dùng để chế tạo máy đo huyết áp, nhiệt kế… nhưng dưới dạng vật chất lỏng, thủy ngân là “kẻ thù” của sức khỏe con người. Ngộ độc thủy ngân là một trong những loại ngộ độc được xếp vào hàng cực kỳ nguy hiểm.
 
Theo Wiki, ngộ độc thủy ngân là một dạng nhiễm độc kim loại nặng từ môi trường có thể do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Ngộ độc thủy ngân gây ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe con người.
 
Theo các chuyên gia, thủy ngân dễ bay hơi, hơi thủy ngân không màu, không mùi. Khi bị đổ ra ngoài môi trường do một tác động nào đó thì chúng sẽ tách thành giọt nhỏ, phân tán rộng với tốc độ chóng mặt.
 
 
Người dân có thể bị ngộ độc thủy ngân qua đường ăn uống hoặc do môi trường làm việc
 
Nguyên nhân gây ngộ độc thủy ngân ở người lớn chủ yếu do tiêu thụ quá nhiều thủy ngân hữu cơ hoặc thủy ngân dưới dạng muối methyl (chủ yếu do ăn quá nhiều thủy hải sản).
 
Ở trẻ nhỏ, ngộ độc thủy ngân cũng xuất hiện do việc tiêu thụ quá nhiều thủy hải sản. Song phần lớn trẻ nhỏ ngộ độc thủy ngân do ngậm phải nhiệt kế bị vỡ. Thủy ngân có trong nhiệt kế sẽ đi sâu vào cơ thể gây ngộ độc.
 
Tuy nhiên, ngộ độc thủy ngân ở cả người lớn và trẻ em còn xuất hiện khi thủy ngân bị rò rỉ ra ngoài môi trường do tác động nào đó như cháy nổ. Đơn cử như vụ nổ nhà máy sản xuất bóng đèn phích nước Rạng Đông. Vụ cháy nổ khiến thủy ngân bay hơi, thấm vào nước, đất trong bán kính 1km.
 
Trường hợp nhiễm độc thủy ngân cấp tính do tai nạn như vỡ bình chứa, bóng đèn, nhiệt kế, hỏa hoạn… có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, viêm thận, nôn ra máu, suy thận…
 
Theo chuyên gia hóa học, các hợp chất của nguyên tố thủy ngân dưới dạng hơi và muối cực độc, có thể tấn công hệ thần kinh trung ương. Với mẹ bầu nhị nhiễm độc thủy ngân có thể gây khuyết tật thai nhi. Thậm chí nạn nhân sẽ tử vong trong khoảng từ 24 đến 36 giờ đồng hồ nếu không được sơ cứu hoặc cấp cứu kịp thời.
 
 
Một số biểu hiện khi bị nhiễm độc thủy ngân
 
Các triệu chứng ngộ độc thủy ngân sẽ tùy thuộc vào thời gian, nồng độ và dạng ngộ độc. Ngộ độc thủy ngân cấp tính sẽ xuất hiện các biểu hiện như sốt, ớn lạnh, viêm miệng, khó thở, co giật, nôn ói, viêm ruột… Triệu chứng này sẽ dịu đi say 1 tuần, song có thể diễn tiến nặng hơn dẫn đến phù phổi cấp, suy hô hấp, tử vong.
 
Ngộ độc thủy ngân ở dạng mãn tính gây tam chứng kinh điển: viêm lợi, chảy nước miếng, run giệt tay và rối loạn thần kinh. Trẻ nhỏ bị ngộ độc thủy ngân thường hay quên, mất ngủ, tẩm lý bất ổn, kém ăn, buồn bã…
 
Cuối năm 2018, theo thống kê của Trung tâm kiểm soát độc chất Hoa Kỳ, có hơn 21.000 trường hợp ngộ độc thủy ngân trong năm 2001, chủ yếu ở trẻ em. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ bị ngộ độc thủy ngân tăng nhanh và cha mẹ thường không có nhiều kỹ năng xử lý khi con bị ngộ độc thủy ngân.
 
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tú – Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Nhi Trung Ương, cảnh báo: “Khi trẻ bị ngộ độc thủy ngân, cha mẹ không nên cuống cuồng, cần có biện pháp xử lý hợp lý. Nếu bị ngộ độc thủy ngân có trong sữa thì cần phải biết cách sơ cứu giúp trẻ nôn sữa đã uống ra… Bên cạnh đó, cần cởi hết quần áo của trẻ có dính thủy ngân, thay bằng đồ thoáng mát, sau đó đưa trẻ đi cấp cứu”.
 

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thủy ngân

 
Vì thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật…) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn rồi đi vào cơ thể con người. Hoặc thủy ngân có thể hấp thụ qua da, tóc con người. Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường thì cần cso phân tích cụ thể từ mẫu thức ăn, mẫu môi trường (nước, đất, không khí) hoặc mẫu thực vật và con người (tóc, máu, nước tiểu).
 
Đặc biệt, nhiễm độc thủy ngân cấp tính do tai nạn như vỡ bình chứa, hỏa hoạn, hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của con người. Nạn nhân ngộ độc do tai nạn vỡ bình chứa, hỏa hoạn có biểu hiện khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng và có thể tử vong trong vòng từ 24 đến 36h.
 
 
Bị ngộ độc thủy ngân cần đưa đi cấp cứu ngay
 
Vì vậy, khi bị ngộ độc thủy ngân các nạn nhân cần phải nắm chắc các dấu hiệu và cách sơ cứu. Cách sơ cứu thủy ngân như sau:
 
Cần phải xác định được tình trạng người có dấu hiệu bị ngộ độc thủy ngân là do hít phải, nuốt phải, tiếp xúc trực tiếp hay qua con đường ăn uống để có phương án sơ cứu phù hợp nhất.
 
Nếu bị ngộ độc thủy ngân do tiếp xúc qua da thì phải nhanh chóng loại bỏ quần áo nhiễm, dính thủy ngân. Cần ra ngay khu vực có nước sạch để rửa sạch, vệ sinh sạch vùng da, mắt bị nhiễm độc thủy ngân. Đồng thời đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có thủy ngân.
 
Với người bị ngộ độc thủy ngân do ăn thủy hải sản quá nhiều thì cần đưa đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm xem thủy ngân đã phân tán ra các khu vực nào trong cơ thể, từ đó có phương án sơ cứu, điều trị kịp thời. Để ngăn ngừa trụy tim mạch do nhiễm độc thủy ngân cần phải truyền dịch ngay; đặt nội khí quản ngăn ngừa tắc nghẽn hô hấp; sử dụng thuốc giải độc nếu xuất hiện triệu chứng ngộ độc thần kinh.
 
Một lưu ý vô cùng quan trọng, khi có dấu hiệu ngộ độc thủy ngân tuyệt đối không dùng than hoạt tính để sơ cứu. Bởi than hoạt tính không có tác dụng hấp thụ thủy ngân khi cơ thể bị nhiễm độc.
 
Để phòng ngừa ngộ độc thủy tinh cần ăn thủy hải sản vừa phải; có đồ bảo hộ khi làm công việc liên quan đến thủy ngân; khi trẻ em ngậm nhiệt kế cần chú ý quan sát để tránh ngộ độc thủy ngân; tránh dùng thực phẩm nằm trong khu vực có cảnh báo thủy ngân bị rò rỉ…
 
Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra, thủy ngân có thể gây ung thư, biến đổi gen và gây quái thai. Trên thế giới đã ghi nhận vụ ngộ độc thủy ngân lớn nhất từ trước đến nay xảy ra tại vịnh Minamata tỉnh Kumamoto Nhật Bản làm nhiễm độc 17.000 người, chết 1.484 người và 10.626 được bồi thường (tính đến 1997) do ăn cá và sò nhiễm độc methyl thủy ngân. Tại Việt Nam từ năm 1976 đã công nhận ngộ độc thủy ngân là một loại bệnh nghề nghiệp được đền bù.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/08/30/ngo-doc-thuy-ngan-la-gi-cach-xu-ly-khi-bi-ngo-doc-thuy-ngan-2_30082019092031.mp4[/presscloud]
 
Người Việt dễ bị ngộ độc thủy ngân khi đi làm răng
 
 
comment Bình luận