Mách mẹ cách khắc phục bệnh đái dầm ở trẻ dưới 5 tuổi cực hiệu quả tại nhà

Bệnh đái dầm ở trẻ em là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bé nhà bạn có mắc chứng này?
16:15 | 17/08/2020

Thay đổi lối sống để ngăn ngừa chứng đái dầm

Việc bé đái dầm khiến cả mẹ lẫn bé khó chịu. Tệ hơn, bé sẽ cảm thấy xấu hổ khi nói về việc này. Để điều trị chứng bệnh này, mẹ thử áp dụng một số thay đổi đơn giản trong thói quen sinh hoạt của bé nhé.

Hạn chế lượng nước bé được uống sau bữa tối giúp giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm. Lưu ý là mẹ hãy cho bé uống đủ nước vào ban ngày nhé.


Đừng cho bé ăn uống những thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, ca cao hoặc sô-cô-la vào ban đêm. Ngoài ra, mẹ cũng đừng cho bé uống nước ngọt hoặc những thức uống có hương vị nhân tạo như soda.

Hãy tập cho bé thói quen đi vệ sinh “đúng giờ”. Nếu bé nói không mắc tiểu, mẹ hãy khuyến khích bé đi theo đúng lịch. Mẹ cho bé đi vệ sinh ít nhất hai lần trong hai giờ trước khi đi ngủ nhé.

Cho bé uống đủ nước để tránh tình trạng bé quá khát. Luôn chuẩn bị sẵn cho bé một chai nước để bé uống khi khát.

Đừng đánh thức bé dậy đi tiểu vào ban đêm vì điều này sẽ khiến bé mất ngủ.

Mẹ hãy trò chuyện với bé về tình trạng đái dầm của bé. Cả mẹ và bé hãy cùng nhau suy nghĩ để tìm ra giải pháp tối ưu khắc phục tình trạng này.

Khen ngợi nếu bé có tiến bộ nhưng đừng phạt bé nếu tình trạng đái dầm vẫn không được cải thiện.
Suy nghĩ tích cực và trấn an bé là một phương pháp hữu ích cho những bé lớn để đối phó với tình trạng này.

Một số giải pháp khắc phục khác

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ và bé có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Massage

Massage bụng dưới bằng dầu ô liu để tăng cường các cơ tiết niệu, cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. Mẹ hãy massage cho bé mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình hình.

Bài tập bàng quang

Bàng quang chậm phát triển là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đái dầm. Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy thử cho bé tập một vài bài tập tăng cường cơ bắp đường tiết niệu để ngăn ngừa co thắt bàng quang.

  • Khi bé muốn đi tiểu, mẹ nên khuyến khích bé không nên đi tiểu ngay mà hãy giữ từ 10–20 phút. Việc này sẽ giúp mở rộng và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng bài tập sau để tăng cường cơ xương chậu cho bé: kẹp chặt một quả bóng nhỏ (kích thước khoảng một nắm tay) giữa hai đùi (phần trên đầu gối).
  • Uống nhiều nước để bàng quang vận động và mở rộng.

Mẹ hãy thử cho bé tập những bài tập này ít nhất hai lần một ngày để tăng cường cơ xương chậu, cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Quế

Quế có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Vì vậy, nếu đái dầm là do nhiễm trùng đường tiết niệu thì việc ăn quế mỗi ngày sẽ rất hữu ích. Mẹ hãy cho bé nhai một miếng quế mỗi ngày hoặc dùng bột quế kèm với bánh mì, sữa hoặc các món tráng miệng.

Nước ép nam việt quất

Nước ép nam việt quất có chức năng hạn chế mắc tiểu. Mẹ hãy cho bé uống một ly nhỏ nước ép nam việt quất trước khi đi ngủ nhé.

Quả óc chó và nho khô

Trái cây khô rất có lợi cho sức khỏe. Nu mẹ kết hợp quả óc chó và nho khô lại với nhau thì sẽ giúp giảm tần suất đi tiểu. Mẹ hãy cho bé ăn vài ba quả óc chó và nho khô trước khi đi ngủ mỗi ngày đến khi tình trạng đái dầm được cải thiện.

Giấm táo

Giấm táo cũng mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Giấm táo làm giảm axit trong bụng, giảm kích ứng ruột và hạn chế đái dầm.

  • Giấm táo có vị chua, do đó bạn nên pha loãng ra khi cho bé uống. Ngoài ra, mẹ thêm vào một ít mật ong để giảm vị đắng nhé.

Bạn hãy cho bé dùng từ 1 – 2 lần/ngày và dùng trong bữa ăn.

Quả lý gai Ấn Độ

Quả lý gai Ấn Độ là một phương thuốc hiệu quả giúp ngăn ngừa đái dầm. Mẹ hãy xắt thành từng miếng nhỏ, thêm một ít mật ông, nghệ và trộn đều.

Mật ong

Mật ong có khả năng hấp thụ chất lỏng và giữ nó. Vì vậy, mật ong sẽ giúp bé giữ nước tiểu cho đến sáng. Nếu bé còn nhỏ, hãy cho bé dùng một thìa nhỏ mật ong mỗi ngày nhé.

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt có khả năng làm tăng nhiệt cơ thể, giảm tình trạng đái dầm. Mỗi ngày mẹ hãy cho bé uống một ly sữa ấm và ăn một miếng đường thốt nốt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể rang mè với đường thốt nốt và một ít muối.

Hãy thử cách này trong khoảng hai tháng để khắc phục tình trạng đái dầm. Tuy nhiên, mẹ đừng cho bé dùng quá nhiều đường thốt nốt vì sẽ không tốt cho cơ thể.

Hạt mù tạt

Hạt mù tạt thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, một nguyên gây ra đái dầm ở trẻ nhỏ. Mẹ hãy cho thêm nửa muỗng cà phê mù tạt khô vào nửa cốc sữa. Sau đó, cho bé uống trước khoảng 1 tiếng trước khi đi ngủ.

comment Bình luận