Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol để đảm bảo an toàn

Thuốc Paracetamol được sử dụng để giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, khi uống loại thuốc này cần có những lưu ý nhất định.
14:18 | 28/02/2020
Paracetamol là loại thuốc phổ biến, thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt và thường được điều trị các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau lưng, đau răng, cảm sốt... Nó còn có tác dụng giảm đau ở người bị viêm khớp nhẹ, nhưng không có tác dụng đối với viêm nặng hơn, ví dụ như viêm sưng khớp cơ.
 
Con bị sốt, cha mẹ nên cho con uống Paracetamol như thế nào cho đúng căch?
Thuốc Paracetamol dùng để hạ sốt nhưng cần có những lưu ý nhất định đối với trẻ em
 
Tuy là loại thuốc thông thường nhưng cần có những lưu ý khi dùng, nhất là đối với trẻ em. Trên thị trường, thuốc Paracetamol được bày bán với nhiều dạng khác nhau như viên nén, dạng siro, thuốc đạm.

Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc Paracetamol

 

Chia sẻ trên VnExpress, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết liều dùng Paracetamol thông thường mỗi ngày từ 10-15 mg/kg cho một lần uống, tối đa không quá 60 mg/kg trong một ngày.
 
Một ngày không quá 4 đến 6 lần và khoảng cách giữa các lần dùng 4đến 6 giờ. Các bậc phụ huynh khi cho trẻ uống thuốc cần phải tuân thủ khoảng cách an toàn giữa hai lần uống, nếu không sẽ bị quá liều.
 
Con bị sốt, cha mẹ nên cho con uống Paracetamol như thế nào cho đúng căch?
Trước khi cho trẻ uống Paracetamol, bạn hãy kiểm tra thân nhiệt của bé
 
Trường hợp trẻ bị sốt khoảng 38,5 độ C, nên sử dụng thuốc để hạ sốt. Đối với trẻ nhỏ có bệnh lý về gan, vàng da do tắc mật... không được dùng thuốc tại nhà.  Nếu phát hiện bé có dấu hiệu mệt mỏi, rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn, da xanh, ngủ li bì, cần ngừng thuốc ngay và đi khám để được theo dõi điều trị kịp thời. Qúa trình cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol, tùy theo cân nặng của trẻ mà cha mẹ sẽ điều chỉnh lượng thuốc phù hợp.
 
Thuốc Paracetamol có thể giúp hạ sốt, giảm đau, nhưng nếu dùng quá liều sẽ rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Liều lượng dùng phù hợp cho từng độ tuổi

 

Đối với viên uống dạng siro
 

Tùy thuộc vào độ tuổi của bé, bố mẹ sẽ điều chỉnh liều dùng phù hợp. Ở  trẻ sơ sinh từ 3  đến 6 tháng, liều dùng phù hợp là  2,5ml. 
 
Từ 6 đến 24 tháng là 5ml
 
Từ 2  đến 4 tuổi dùng 7,5ml

Từ 4 đến  6 tuổi dùng 10ml
 
Trẻ em từ 6 đến 8 tuổi là 5ml
 
Từ 8 đến 10 tuổi là 7,5ml
 
Và từ 10 đến 12 tuổi là 10ml
 
Thuốc Paracetamol dưới dạng siro hoặc thuốc đạn dùng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Bố  mẹ chỉ nên 
cho bé uống tối đa 2 liều trong vòng 2 đến 3 tháng dưới sự giám sát của bác sĩ.
 
Dạng viên nén

Thuốc dạng  nén được dùng cho trẻ em trên 6 tuổi, theo liều lượng như sau: 

Tuổi từ 6 đến 8 dùng  250mg
 
Từ 8 đến 10 tuổi dùng  375mg

Từ 10 đến 12 tuổi dùng 500mg

Từ 12 đến 16 tuổi dùng 750mg
 
Nếu muốn cho trẻ uống liều tiếp theo, bạn phải kiểm tra các triệu chứng để xác định xem bé có có cần uống tiếp hay không. Đồng thời, bạn phải đợi ít nhất 4 giờ rồi mới cho trẻ uống liều tiếp theo và không cho trẻ uống quá 4 liều trong vòng 24 giờ. Tùy thuộc vào cơ đia của từng bé  mà thuốc sẽ cho hiệu quả khác nhau. Nhìn chung, phải đợi từ 1-3 tiếng sau thuốc mới phát huy tác dụng. 

Những lưu ý khi cho trẻ uống  thuốc Paracetamol

 

Trước nhất, bạn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để đảm bảo rằng trẻ không dùng quá liều Paracetamol.
 
Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc Paracetamol với bất kỳ loại thuốc nào khác mà không hỏi ý kiến ​​bác sĩ.
 
Trước khi cho trẻ uống, hãy kiểm tra thân nhiệt, đo nhiệt kế cho trẻ. 
 
Nhớ kiểm tra hàm lượng Paracetamol có trong các loại thuốc khác mà trẻ đang sử dụng để tránh quá liều.
 
Con bị sốt, cha mẹ nên cho con uống Paracetamol như thế nào cho đúng căch?
Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol bố mẹ cần lưu ý để tránh gây tác dụng phụ
 
Dựa trên trọng lượng của trẻ mà dùng thuốc với các liều lượng phù hợp. Để an toàn nên xin chỉ định của bác sĩ. Cũng không nên tự ý sử dụng Paracetamol nếu trọng lượng của trẻ dưới 5kg.
 
Trẻ sau khi tiêm phòng, nếu bị sốt không nên sử dụng Paracetamol vì điều này sẽ làm giảm tác dụng của vắc xin.
 
Bên cạnh đó, bạn cũng lưu ý  rằng, Paracetamol không chỉ có tác dụng hạ sốt mà còn giảm đau. Vì vậy không nên lạm dụng Paracetamol trừ khi bé mệt mỏi và khó chịu do bị sốt.
 
Nếu sau 3 ngày uống thuốc Paracetomol mà bé không thuyên giảm, bạn nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám.  
 
Lưu ý: Thuốc để trong nhà nên để xa tầm tay của trẻ nhỏ, Không để thuốc trong tủ lạnh và cẩn thận với thuốc dạng siro vì trẻ nhỏ rất dễ bị thu hút bởi các chai thuốc này.

Một số tác dụng phụ khi cho trẻ uống Paracetamol


Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị dị ứng với thuốc và xuất hiện các triệu chứng như: Khó thở; Thở khò khè; Tăng nhịp tim; Thay đổi huyết áp; Sưng mặt, miệng, môi, họng; Phát ban da với mụn nước đỏ sưng, ngứa; Tức ngực và khó chịu ở cổ họng; Tổn thương gan và thận do dùng quá liều. Nếu bé bị dị ứng, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.
 
Bài viết trên đây nhằm chỉ ra những điều lưu ý khi cho trẻ uống thuốc Paracetamol, giúp quý độc giả nắm bắt thông tin và có cách dùng phù hợp an toàn. Trước khi sử dụng, tốt nhất bố mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2020/02/28/Ngộ độc, hỏng gan do dùng thuốc hạ sốt quá liều - VTV24_28022020111741.mp4[/presscloud]
Ngộ độc, hỏng gan do dùng thuốc hạ sốt quá liều - VTV24
 
Minh Tú (t/h)
comment Bình luận