Hoảng sợ trước loạt ảnh nâng mũi hỏng của cô gái trẻ, nhiều chị em nên cân nhắc trước khi thẩm mỹ

Mất tiền để cải thiện sắc đẹp, nhưng những gì cô gái trẻ nhận về là cái mũi bị hỏng, sụn nâng mũi lòi hẳn ra ngoài.
9:17 | 04/02/2020
Từ trước đến nay, các phương pháp làm đẹp "nhanh và gọn" luôn là điều hấp dẫn chị em. Trong số đó, sở hữu chiếc mũi cao, thanh thoát nhờ phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi là một trong những lựa chọn đông đảo của phái nữ.

Trong hội dao kéo, thời gian gần đây nhiều chị em chia sẻ những hình ảnh thẩm mỹ mũi hỏng của một cô gái trẻ. Chiếc mũi trống hoác do sụn nâng mũi lòi hẳn ra ngoài khiến người xem không khỏi rùng mình. Nhiều người nhận định, mũi này đã bị làm hỏng và rất khó có thể cứu vãn được.
 
Hoảng sợ trước loạt ảnh nâng mũi hỏng của cô gái trẻ, nhiều chị em nên cân nhắc trước khi thẩm mỹ
Nhiều người nhận định, mũi này đã bị làm hỏng và rất khó có thể cứu vãn được.
 

Thực tế, nâng mũi luôn tiềm ẩn nhiều biến chứng và rủi ro nguy hiểm. Phương pháp mà cô gái trên lựa chọn là nâng mũi bằng bọc sụn. Phương pháp phẫu thuật nâng mũi này sẽ đặt thêm một miếng sụn dưới da khách hàng, nằm dọc theo sống mũi để kéo dài, làm thẳng và tạo hình mũi thon thả hơn.
 
Đối với nâng mũi bằng sụn tự thân, sụn sẽ được lấy từ các bộ phận khác trên cơ thể khách hàng như sụn vành tai, sụn sườn, sụn vách ngăn… Còn không, khách hàng có thể dùng sụn nhân tạo hay sụn sinh học, thường dùng sụn sóng mũi giả có lỗ nhỏ để máu dễ lưu thông. Giá thành phương pháp nâng mũi bằng bọc sụn thường trong khoảng 20-45 triệu đồng.
 
Hoảng sợ trước loạt ảnh nâng mũi hỏng của cô gái trẻ, nhiều chị em nên cân nhắc trước khi thẩm mỹ
Hình ảnh mũi hỏng của cô gái trẻ. 

Nếu dùng sụn nhân tạo, khách hàng phải phẫu thuật lại để giữ nguyên dáng mũi cao. Nếu làm ở các cơ sở kém chất lượng, không uy tín, bạn có thể gặp phải một số biến chứng như dị ứng, sưng tấy, lệch sống mũi…

TS.BS Phạm Thị Việt Dung - Giảng viên Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình - trường Đại học Y Hà Nội, bác sĩ tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - khẳng định, sau khi phẫu thuật nâng mũi, sau 1-2 tuần thì tình trạng bầm tím và sưng nề sẽ biến mất. Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể xuất hiện sớm sau khi mổ vài ngày hoặc muộn là sau vài tuần đến vài tháng. Nhiễm trùng thường có các triệu chứng như sưng đỏ, chảy dịch, bùng nhùng... nếu xử lý sớm bằng kháng sinh hoặc tháo chất liệu nâng mũi thì sẽ nhanh ổn trở lại.
 
Hoảng sợ trước loạt ảnh nâng mũi hỏng của cô gái trẻ, nhiều chị em nên cân nhắc trước khi thẩm mỹ
Nâng mũi luôn tiềm ẩn nhiều biến chứng và rủi ro. 
 
Nhiều mũi sau khi nâng còn có thể quá dài, quá ngắn, cong hoặc lệch... tốt nhất sau 3-6 tháng nên đi sửa lại. Nếu không đặt sống mũi quá cao hay quá dài mà vẫn bị đỏ đầu mũi thì đây có thể là phản ứng chất liệu, cần xử lỹ theo nguyên nhân. 
 
Tuy nhiên, có nhiều biến chứng nặng nề như thủng đầu mũi, biến dạng đầu mũi và vách mũi, rò rỉ chất liệu ra đầu mũi; khi tháo chất liệu cũng vẫn rất khó để có thể cứu vãn tình hình. Thường tình trạng này do người phẫu thuật không đủ chuyên môn hoặc theo dõi không sát, máy móc thiết bị không đủ yêu cầu, biến chứng không được xử lý kịp thời sau phẫu thuật. 
 
Dù có được đào tạo bài bản đến mấy, người thực hiện phẫu thuật cũng không thể đảm bảo 100% không biến chứng. Do đó nếu chị em có nhu cầu nâng mũi cần tìm hiểu thật kỹ từ phương pháp đến lựa chọn người phẫu thuật, tìm đến những nơi uy tín, được cấp phép, người thực hiện có đầy đủ kinh nghiệm và chuyên môn... để hạn chế rủi ro. 
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/10/11/co-gai-bi-mu-mat-sau-khi-duoc-ban-trai-tiem-filler-2037_11102019093216.mp4[/presscloud]
Cô gái mù mắt sau khi được bạn trai tiêm filler vào mũi. Video: VTC14
 
 
Thùy Nguyễn (t/h)
comment Bình luận