Cuộc sống trong khu cách ly của Phượt thủ về Việt Nam sau khi đi khắp 62 quốc gia bằng xe máy

Dành 1.111 ngày khám phá thế giới, trải qua nhiều khó khăn không chùn bước. Cuối cùng, Trần Đặng Đăng Khoa cũng trở về quê hương, có “kỳ nghỉ dưỡng” tại khu cách ly. Những ngày đầu Khoa “như người мấᴛ hồn” vì không tin mọi thứ diễn ra nhanh đến thế.
11:58 | 24/07/2020

Là cái tên nổi như cồn trong giới du lịch bụi, Trần Đặng Đăng Khoa mới đây đã kết thúc thời gian cách ly sau khi trở về nước. Được biết trước đó, chàng thanh niên trẻ đã đến 6 châu lục và đi qua 62 quốc gia khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Bất ngờ dừng chuyến đi vòng quanh thế giới vì dịch Covid-19, trở về Việt Nam sớm hơn dự kiến và phải cách ly 14 ngày tại Hưng Yên là những kỷ niệm đáng nhớ với Trần Đặng Đăng Khoa trong những ngày cuối cùng khép lại hành trình vẽ bản đồ thế giới bằng xe máy.

Những ngày đầu về nước Khoa vẫn “như người мấᴛ hồn” vì không tin mọi thứ diễn ra nhanh đến thế. Aɴʜ đón nhận 14 ngày cách ly một cách vui vẻ và coi đó như “kỳ nghỉ dưỡng bắt buộc” sau nhiều ngày rong ruổi khắp nơi. Có thời gian rảnh rỗi để nhìn lại những điều đã qua, Khoa cho rằng chuyến đi để đời trong 3 năm chính là tài sản vô giá ở độ tuổi ngoài 30 của anh.

Chúng tôi đã liên hệ với Trần Đặng Đăng Khoa khi anh đang thực hiện cách ly tại Hưng Yên và có cuộc trò chuyện ᴛʜâп мậᴛ về chuyến đi để đời của chàng trai miền Tây 33 tuổi.

Chưa tin đã về Việt Nam an toàn

“Dù đã về nước được gần một tuần, nhưng mỗi khi nghĩ lại cái ngày biết tin sẽ có chuyến bay từ Nam Phi về Việt Nam, mình vẫn như người мấᴛ hồn”, mọi chuyện xảy ra quá nhanh khiến Trần Đặng Đăng Khoa chưa thôi bất ngờ và bồi hồi khi nghĩ đến chuyến đi dài đã chính thức khép lại.

“Thứ 6 tuần trước mình mới nhận tin sẽ có chuyến bay về Việt Nam. Chỉ trong vài tiếng mình phải nhanh chóng đăng ký suất bay. Khi đó mình không chắc chắn mọi chuyện êm xuôi, nhưng nhờ sự giúp đỡ của đại sứ quán mà mọi thủ tục, giấy tờ được hoàn tất nhanh chóng và giờ mình đã về quê hương an toàn”, phượt thủ 8X kể lại khoảnh khắc nhận tin có thể về nước sớm.

Chuyến bay hồi hương bất ngờ giúp Khoa kết thúc hành trình và về nước sớm hơn dự định.

Khoa chia sẻ rằng trong những ngày mắc kẹt ở Mozambique, anh chuẩn bị sẵn tinh thần sẽ chờ chuyến bay thương mại và về nhà vào cuối năm. “Mọi thứ diễn ra quá nhanh và bất ngờ. Đến bây giờ nghĩ lại mình vừa vui, có chút buồn và có chút nuối tiếc. Dù sao mình cũng trở về an toàn, hoàn thành giấc mơ lớn nhất cuộc đời rồi”, chàng trai miền Tây chân chất bày tỏ cảm xúc.

“Mình đã trở về an toàn rồi, hoàn thành giấc mơ lớn nhất cuộc đời rồi”

Cũng vào tháng 6 nhưng cách đây 3 năm, Khoa khởi hành chuyến đi từ cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), bắt đầu thực hiện kế hoạch đi 50.000 km qua 35 nước trong 2 năm. Tuy nhiên, chặng đường vượt xa hơn dự tính khi Khoa đã cán mốc 80.000 km đường qua 62 quốc gia, đặt chân tới 7 châu lục. Phượt thủ 33 tuổi dự định đi xe máy về từ châu Phi về Ấn Độ, qua Myanmar, Thái Lan, Campuchia và có mặt tại cửa khẩu Mộc Bài như lúc khởi hành.

Dịch Covid-19 diễn ra khi anh đang ở châu Phi. Phượt thủ 8X đưa ra quyết định khó khăn là dừng hành trình đi khắp thế giới, chuyển xe máy về bằng đường biển và anh ở lại Mozambique để đợi chuyến bay về Việt Nam. Trần Đặng Đăng Khoa từng chia sẻ anh có nuối tiếc khi không thể thực hiện dự định ban đầu là trở về Việt Nam bằng xe máy, dừng chân ở cửa khẩu Mộc Bài. Câu chuyện này thường được Khoa đùa vui rằng: “Trời tính không bằng virus tính”.

Đến giờ, điều Khoa hài lòng nhất trong chuyến đi 1.111 ngày là giữ được nguyên tắc “3 không” anh đưa ra. Suốt 3 năm, Khoa không bị tаі ɴạɴ, va đụng hay ngã xe. Sức khỏe là yếu tố quan trọng giúp anh duy trì chuyến đi và phượt thủ cũng không đau ốm gì kể cả ốm vặt như cảm cúm. Cuối cùng, Khoa không dính bất kỳ giấy phạt chạy xe sai quy định nào, các giấy tờ đều đảm bảo đúng hạn.

Hơn cả, Trần Đặng Đăng Khoa đã khép lại hành trình bằng cách về nhà an toàn. Aɴʜ cho biết: “Ba mẹ và gia đình rất mừng khi mình về nước an toàn. Mọi người biết mình bận những ngày này nên cũng chỉ nhắn tin và hỏi thăm qua mạng”.

Là người Việt duy nhất ở thời điểm hiện tại chạy xe máy vòng quanh thế giới, Khoa chia sẻ rằng anh tự hào khi hoàn thành hành trình vừa qua. “Nói vậy giống như tự khen mình, nhưng chuyến đi 3 năm qua là giấc mơ của mình, giấc mơ lớn nhất cuộc đời và mình đã đạt được”.

Kỳ nghỉ ngơi ở khu cách ly

Trong thời gian rong ruổi đó đây, Khoa luôn mong mỏi sẽ được trở về nhà với gia đình khi kết thúc chuyến đi vòng quanh thế giới. Hoàn thành ước nguyện đặt chân đến mọi châu lục trên Trái Đất, nhưng những ngày này Khoa không trở về Gò Công (Tiền Giang) ngay mà phải cách ly 14 ngày tại Hưng Yên.

Dịch Covid-19 đem theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực, nhưng cũng nhờ đó mà Đăng Khoa được về nhà sớm hơn dự định, khiến ba mẹ anh bớt lo hơn. “Khi đi chỉ có một mình nhưng lúc về lại đồng hành cùng với một đoàn người Việt và chứng kiến những câu chuyện nhân văn, ấm áp”, Khoa chia sẻ cái nhìn tích cực về dịch Covid-19 ảnh hưởng đến chuyến đi của anh.

Đã trải qua gần một tuần ở Hưng Yên, Khoa đã quen dần với cuộc sống thường nhật trong khu cách ly. Aɴʜ nói: “Thực ra lần này cũng giống như những ngày mình phải cách ly ở Mozambique, chỉ khác là ở châu Phi mình được ra ngoài mua đồ linh tinh”.

Những tấm hình hùng vĩ mà anh ghi lại trong suốt cuộc hành trình.

Những tấm hình hùng vĩ mà anh ghi lại trong suốt cuộc hành trình.

Những tấm hình hùng vĩ mà anh ghi lại trong suốt cuộc hành trình.

Những ngày cuối Khoa ở Chimoio (Mozambique) trước khi khép lại hành trình dài 1.111 ngày

Phượt thủ 33 tuổi cho biết anh và đoàn khách Việt từ Nam Phi về nước đã được kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm lần một và đều có kết quả âm tính với virus corona. “Ở đây, mình được chăm sóc chu đáo, ăn nghỉ miễn phí, sáng nào cũng có người tới đo thân nhiệt”.

Khoa kể rằng anh từng trải qua tình huống dở khóc dở cười khi đo thân nhiệt. “Mọi lần thân nhiệt mình đều bình thường. Bỗng có một hôm nhiệt độ cơ thể lên cao do mình vừa chạy bộ xong, mình cũng hoảng sợ và mọi người đều lo lắng. Kể từ lần sai số đó, mình rút kinh nghiệm là đo thân nhiệt trước rồi mới chạy bộ”.

“14 ngày này giống như một kỳ nghỉ dưỡng miễn phí nhưng bắt buộc. Mình được nghỉ ngơi đúng nghĩa sau chuyến đi dài”

Đồ trang bị cá nhân tại khu cách lu

Những ngày cách ly, phượt thủ 8X cho biết anh dành thời gian tập thể dục, đặt mục tiêu giảm 2 kg, hoàn thành bản thảo cuốn sách viết về hành trình đã qua, khi rảnh rỗi thường đọc sách hoặc trò chuyện cùng mọi người trong phòng.

Bữa cơm tại khu cách ly

“Chiều nào cũng có người tập thể dục quanh khu cách ly, trẻ con nô đùa vui vẻ, khiến mình quên đi cảm giác buồn tẻ”, Khoa kể thêm về cuộc sống trong thời gian cách ly.

“14 ngày này giống như một kỳ nghỉ dưỡng miễn phí nhưng bắt buộc. Mình được nghỉ ngơi đúng nghĩa sau chuyến đi dài, ăn cơm có người đưa tận nơi, được ngủ nghỉ miễn phí. Một trải nghiệm khá thú vị”, Đăng Khoa vui vẻ chia sẻ.

Dọn dẹp phòng tắm trước khi rời khỏi khu cách ly

Tài sản tuổi 30 là những chuyến đi

Có thời gian rảnh để ngẫm lại hành trình đã trải qua, Khoa chia sẻ rằng những chuyến đi chính là tài sản tuổi 30 của anh.

“Mỗi người có một lẽ sống riêng, không ai giống ai. Mình không suy nghĩ rập khuôn theo kiểu ở một độ tuổi nhất định là phải có được một vị trí trong xã hội, tài khoản tiết kiệm phải có từng này tiền. Cuộc đời mỗi người mỗi khác. Nhiều người ở độ tuổi 30 có thể đang êm xuôi trong sự nghiệp, thăng tiến trong công việc. Mình thì khác, mình lại có những chuyến đi để đời, đó là những tài sản lớn của mình”, phượt thủ 8X nói.

“Ở độ tuổi ngoài 30, tài sản của mình là những chuyến đi”

>>> Xem thêm: Câu chuyện kén rể có một không hai: Sơn Tinh vs Thủy Tinh thời hiện đại

Đối với Khoa, hành trình 3 năm qua và những chuyến đi khác đem đến cho anh trải nghiệm mà ít người có được. Aɴʜ coi điều đó là cơ hội để anh mở ra nhiều cánh cửa tương lai phía trước.

Những tấm hình hùng vĩ mà anh ghi lại trong suốt cuộc hành trình.

Những tấm hình hùng vĩ mà anh ghi lại trong suốt cuộc hành trình.

Những tấm hình hùng vĩ mà anh ghi lại trong suốt cuộc hành trình.

Ngoài 30 tuổi, Khoa đặt chân đến 7 châu lục, đi qua 62 quốc gia bằng xe máy.

Khi được hỏi về dự định trong 3 năm kế tiếp, Khoa cho biết anh sẽ tìm một công việc mới, có thể đi du học ở nước nào đó. “Mình cũng mong muốn tìm được một nửa của đời và lập gia đình”, Đăng Khoa chia sẻ về kế hoạch sắp tới.

Trước khi thực hiện những kế hoạch to lớn trên, Khoa vẫn còn những việc quan trọng trước mắt cần hoàn tất. Aɴʜ cho biết đang gặp sự cố gửi xe về Việt Nam.

“Do một số trục trặc, đến giờ xe vẫn chưa rời ở châu Phi. Lịch trình chuyển xe về bị chậm, mình cũng phải tốn thêm tiền. Tuy nhiên, dù tốn kém đến mấy mình cũng bằng mọi giá đưa chiếc xe về nước. Vì nó gắn bó với mình, cũng giúp ích được nhiều cho mình nữa. Dự kiến khoảng giữa tháng 7 xe máy của mình sẽ được chuyển tới Việt Nam”, Đăng Khoa chia sẻ.

Khoa gọi chiếc xe của mình là bé Memo – người bạn đồng hành của anh từ năm 2009.

Ngoài ra, phượt thủ 8X cũng đang hoàn thiện cuốn nhật ký hành trình 3 năm để kịp thời gian xuất bản và ra mắt vào cuối năm nay. “Cũng vào dịp ra mắt sách mình sẽ cho mọi người tận mắt chứng kiến chiếc xe – người bạn đồng hành thân thiết của mình trong 1.111 ngày qua”, Khoa lên kế hoạch cho những dự định tương lai gần.

Sau hơn 1.000 ngày dài đằng đẵng, Đăng Khoa cũng khép lại hành trình theo đuổi đam mê xê dịch và chuẩn bị mở ra những cánh cửa mới với nhiều bất ngờ đang đón chờ.

“Ai không bắt đầu sẽ không bao giờ về đích’’ là câu nói Trần Đặng Đăng Khoa thường chia sẻ mỗi khi ai đó hỏi anh vì sao có thể thực hiện được ước mơ khám phá thế giới bằng xe máy.

Khoa không chần chừ, anh kiên định thực hiện đam mê của bản thân, vượt qua mọi hoài nghi, lời bàn tán rằng “để xem bao giờ nó về”, “đó là một quyết định điêɴ rồ”. Phượt thủ 8X nổ máy chiếc xe biển số 63H2-6736 vào ngày 1/6/2017, bắt đầu hành trình chinh phục ước mơ. Ba năm tưởng dài mà nhanh như chớp mắt, chàng trai miền Tây chân chất cuối cùng chạm đến vạch đích, hoàn thành chuyến đi anh ghi nhớ suốt cuộc đời.

Kiều Oanh

comment Bình luận