Những bài thuốc dân gian điều trị chứng quai bị hiệu quả

Quai bị là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính. Hơn nữa nó còn có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng về sau. Đông y trị quai bị có thể nói là cách chữa an toàn mà hiệu quả, ít tác dụng phụ.
14:10 | 16/10/2019
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính mà y học hiện đại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là chữa triệu chứng và cách ly. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
 
Theo Đông y, bệnh lý này thuộc vào phạm vi của chứng “ôn độc”. Gây nên do nhiệt tà xâm phạm kinh thiếu dương. Theo dân gian ta còn hay gọi là “hà ô môn”, “đại đầu ôn” hay “trá tai”. Nguyên nhân do dịch độc qua mũi, miệng vào kinh thiếu dương, rồi theo đởm kinh ra ngoài sinh bệnh. Can và đởm có quan hệ biểu lý và tạng phủ nên có cả các triệu chứng của can và kinh can kèm theo (viêm tinh hoàn, tổn thương thần kinh, viêm tụy...).
 

Triệu chứng bệnh quai bị

 

Dieu-tri-quai-bi-bang-Dong-Y

 
Bệnh quai bị rất dễ nhận biết. Đầu tiên sẽ viêm sưng tuyến nước bọt vùng mang tai. Trước khi sưng 1-2 ngày bệnh nhân có cảm giác đau, khó nhai. Vùng mang tai có thể bị sưng cùng lúc hai bên hoặc từng bên và xuất hiện rất nhanh, đêm trước mang tai bình thường, nhưng hôm sau đã sưng to, có trường hợp sưng một bên, vài ngày sau sưng sang bên kia.
 
Một số trường hợp các tuyến nước bọt vùng dưới hàm cũng bị viêm làm cho sưng hai mang tai và vùng dưới hàm. Nhiều người mắc quai bị lệch mặt, phải nhịn ăn, kiêng tắm cả tuần mong khỏi.
Bên cạnh triệu chứng sưng vùng mang tai, có thể kèm theo sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói.
 

Biến chứng của bệnh quai bị

 
Thường gặp nhất là viêm màng não. Biến chứng gây viêm tinh hoàn ở bé trai, hay viêm buồng trứng ở trẻ gái có thể dẫn tới vô sinh sau này.
 
Biến chứng gây viêm tụy cấp, viêm não, viêm cơ tim viêm tuỵ, sai khớp cắn, thay đổi giọng nói, đau đầu mạn tính, ù tai...
 

Điều trị quai bị bằng Đông y

 

Về mặt trị liệu, ngoài việc dùng thuốc và châm cứu theo nguyên tắc "biện chứng luận trị" kinh điển, các thầy thuốc y học cổ truyền còn rất chú trọng khai thác vốn kinh nghiệm dân gian cực kỳ phong phú trong quá trình phòng trị căn bệnh này.
 

Thuốc uống điều trị quai bị theo từng trường hợp

 
Trường hợp ôn độc nhẹ
 
Phép điều trị:Sơ tán phong tà hoạt huyết.
 
Bài thuốc: Liên kiều bại độc tán: khương hoạt 8g, phòng phong 6g, cát cánh 8g, liên kiều 6g, hồng hoa 4g, độc hoạt 8g, sài hồ 8g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 8g, tô mộc 6g, kinh giới 4g, thăng ma 6g, xuyên khung 4g, đương quy vĩ 8g, thiên hoa phấn 12g.
 
Cách dùng: Các vị trên sắc với 1,5l nước sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ấm chia đều 6 lần, ngày uống 5 lần, tối uống 1 lần. Chú ý: Trẻ nhỏ tuỳ tuổi mà có liều thuốc thích hợp.
 
Trường hợp ôn độc nặng
 
Phép điều trị:Thanh hỏa giải độc tuyên tiết phong nhiệt.
 
Bài thuốc:Phổ tễ tiêu độc ẩm: hoàng cầm 12g, hoàng liên 6g, cam thảo 4g, huyền sâm 16g, liên kiều8g, bản lam căn 8g, ngưu bàng tử 16g, bạc hà tươi 16g, bạch cương tàm 12g, cát cánh 10g, thăng ma 10g, sài hồ 12g, trần bì 6g.
 
Cách dùng:bạch cương tàm sao, bản lam căn tán bột mịn. Các vị trên (trừ bản lam căn) sắc với 1.800ml nước lọc bỏ bã lấy 250ml, sau đó cho bản lam căn vào đun sôi quấy đều. Uống chia đều 6 lần, ngày uống 4 lần, tối uống 2 lần.
 

Thuốc bôi ngoài 

 

Dieu-tri-quai-bi-bang-Dong-Y
 
Bài 1: 3 - 4 hạt gấc, quai bị cói/chiếu rách (nhúm tầm 5 gram) tất cả đốt thành than. Đem hai thứ trộn lại rồi hòa cùng dầu vừng, bôi vào vùng bị sưng.
 
Bài 2: Nhân hạt gấc đem giã nát hoặc bạn đốt 4 - 5 hạt gấc thành than. Sau đó trộn cùng 5 ml giấm thanh và 6 - 10 gram tinh cối đá (đã được vô trùng). Sau khi trộn đều đem bôi lên vùng bị viêm sưng, ngày khoảng 4 - 5 lần là được.
 
Bài 3: 2 - 3 nhân hạt gấc đem màu vào giấm thanh/ 10 ml rượu trắng. Sau đó ta đem bôi lên chỗ sưng đau nhiều lần để chữa quai bị
 
Bài 4: Lấy nước cốt lá muồng trâu đem trộn cùng thuốc lào. Sau đó ta bôi lên chỗ bị tổn thương nhiều lần mỗi ngày.
 
Bài 5: Lấy 50 - 70 hạt xích tiểu đậu tán vụn. Sau đó ta đem trộn cùng nước ấm/ lòng trắng trứng gà/ mật ong với một lượng vừa phải. Sau khi đã thành dạng hồ thì ta đắp lên chỗ bị sưng quai bị. Mỗi ngày bạn nhớ thay thuốc này một lần, thường là sau một lần tại nơi đã đỡ sưng.
 
Bài 6: Lấy một lượng vừa đủ hạt cam thảo dây đem đi tán bột. Sau đó ta đem trộn chung với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên vùng bị sưng đau. Ngày ta nhớ thay thuốc bôi ngoài theo Đông y trị quai bị này một lần.
 
Bài 7: 30 gram xích tiểu đậu, thanh đại cùng 15 gram đại hoàng đem đi tán bột mịn. Sau đó cứ mỗi lần dùng ta lấy 5 gram này trộn chung với lòng trắng trứng gà. Đem bôi lên vùng bị sưng đau suốt ngày sẽ giúp giảm khó chịu.
 
Bài 8: Đem tán bột thiên hoa phấn và đậu xanh với lượng tương đương nhau. Sau đó ta đem hòa cùng nước sôi để nguội cho ra dạng hồ lỏng. Mỗi ngày dùng để bôi lên chỗ sưng 3 - 4 lần.
 
Bài 9: Nguyên liệu chính là tỏi và giấm chua để lâu ngày. Ta đem tỏi giã nát trộn chung với giấm theo lượng vừa đủ. Sau đó mới bôi lên chỗ bị tổn thương ngày 2 - 3 lần là được.
 
Bài 10: Trộn 1 gram bột hạt tiêu chung với 8 gram bột mì cùng nước ấm. Sau khi đã thành dạng hồ thì mới đắp lên chỗ sưng. Ngày bạn cần thay thuốc 1 lần.
 

Thuốc đắp hoặc dán ngoài 

Dieu-tri-quai-bi-bang-Dong-Y
 
Bài 1: Nguyên liệu chính là lá gấc, lá na và lá cà độc dược. Tất cả đem rửa sạch rồi giã nát, sau đó đắp lên vùng bị sưng đau.
 
Bài 2: Hạt gấc đem đi đốt rồi tán thành bột. Sau đó mới trộn cùng mủ cây chuối cho đặc và phết lên giấy. Bạn lấy dán lên khu vực bị sưng là phương pháp dùng Đông y trị quai bị hiệu quả.
 
Bài 3: Đem 2 - 3 con giun đất để vào cốc rồi chế thêm ít đường trắng vào, khuấy đều. Tầm nửa tiếng sau bạn có thể lấy bông sạch thấm dịch do con giun tiết ra. Dùng nó bôi/đắp lên chỗ bị sưng đau ngày khoảng 2 - 3 lần sẽ giúp chữa bệnh quai bị
 
Bài 4: Lấy một con cóc đem đi rửa cho thật sạch. Sau đó ta mới chặt bỏ đầu từ dưới hai u to. Da lột giữ lại và lấy kéo cắt thành từng miếng như cao dán, để đắp lên chỗ bị sưng đau. Tầm khoảng 8 tiếng sau thì bạn có thể thay miếng khác được. Cách Đông y trị quai bị này đã được nhiều người xác định hiệu quả, thường chỉ sau 3 ngày.
 
Lưu ý, dù bạn áp dụng phương pháp Đông y hay Tây y để điều trị quai bị thì trước khi sử dụng thuốc, bạn đều cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình và có cách điều trị phù hợp nhất.
 
 
Nguyễn Dung (t/h)
comment Bình luận