Các mẹ bầu chú ý: Huyết áp tăng nhẹ khi mang thai cũng là một dấu hiệu xấu

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cho dù chỉ là một sự gia tăng huyết áp vô cùng nhỏ cũng có thể gây ra rắc rối. Nó có thể dẫn đến huyết áp cao và tiền sản giật.
9:12 | 29/06/2019

Mang thai huyết áp tăng tốt hay xấu?

 
Các nhà nghiên cứu mới đây của Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người cho biết: Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, nếu huyết áp tăng nhẹ cũng cần đặc biệt chú ý, vì nó có thể gây ra những rắc rối trong những tháng thai kỳ tiếp theo và khi sinh nở.
 
Các nhà nghiên cứu giải thích, những rắc rối này có thể bao gồm huyết áp cao khi mang thai, phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ và tiền sản giật (huyết áp cao và protein cao trong nước tiểu).
 
Các mẹ bầu chú ý: Huyết áp tăng nhẹ khi mang thai cũng là một dấu hiệu xấu
 
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, nếu huyết áp tăng nhẹ cũng cần đặc biệt chú ý. 
 
Cả hai này làm tăng nguy cơ đột quỵ của mẹ bầu, thai chết lưu, sinh non và nhẹ cân. Tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ co giật đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn thai nhi.
 
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ khoảng 8,900 phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ. Trong số những người bị tăng huyết áp trong ba tháng đầu (120/80 đến 129/80 mm Hg), chỉ hơn 30% bị rối loạn huyết áp cao khi mang thai. Nguy cơ này cao hơn 42% so với những phụ nữ có huyết áp bình thường (dưới 120/80 mm Hg) trong ba tháng đầu.
 
Trong số những phụ nữ bị huyết áp cao giai đoạn 1 (130/80 đến 139/89 mm Hg) trong ba tháng đầu, gần 38% mắc chứng rối loạn tăng huyết áp của thai kỳ, nguy cơ cao hơn 80% so với những người có huyết áp bình thường.
 
Theo nghiên cứu, huyết áp cao giai đoạn 1 có liên quan đến nguy cơ tiền sản giật cao hơn 2,5 lần.
 
Các mẹ bầu chú ý: Huyết áp tăng nhẹ khi mang thai cũng là một dấu hiệu xấu
 
Huyết áp cao giai đoạn 1 có liên quan đến nguy cơ tiền sản giật cao hơn 2,5 lần.
 
Họ cũng phát hiện, sự gia tăng huyết áp giữa tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) và tam cá nguyệt thứ hai (quý 2 thai kỳ) cũng làm tăng nguy cơ rối loạn huyết áp cao của thai kỳ.
 
Ví dụ, trong số những phụ nữ có huyết áp bình thường trong ba tháng đầu, sự gia tăng huyết áp tâm thu (số cao nhất) giữa tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai có liên quan đến nguy cơ rối loạn huyết áp cao của thai kỳ cao hơn 41%.
 
Sự gia tăng áp lực tâm trương giữa tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai có liên quan đến các nguy cơ cao hơn 23% trong thai kỳ, so với những phụ nữ bị giảm huyết áp tâm trương trong thời gian đó.
 
Nghiên cứu đã được công bố ngày 27/6 trên Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ.
 
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/06/28/Xử lý tình huống hạ huyết áp khi mang bầu - VTC_28062019161139.mp4[/presscloud]
 
Xử lý tình huống hạ huyết áp khi mang bầu. Nguồn: VTC1
 
 
Thùy Nguyễn (Theo usnews)
comment Bình luận