Bà bầu ăn khoai tây theo cách này cẩn thận tiểu đường thai kỳ, dị tật thai nhi

Củ khoai tây dù chứa tới 18 loại axit amin và nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn. Nhiều chị em thắc mắc bà bầu ăn khoai tây tốt không, liệu bà bầu ăn khoai tây dễ sảy thai?
19:53 | 18/03/2020
Khoai tây cung cấp dồi dào lượng protein gần tương đương trứng. Đặc biệt, trong khoai tây còn chứa các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được như lysine, methionine, threonin, tryptophan đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hormone tăng trưởng trong cơ thể người.
 
Khoai tây đặc biệt giàu vitamin C và vitamin nhóm B. Khoảng 100g khoai tây đã cung cấp tới 35mg vitamin C bằng một nửa nhu cầu của người trưởng thành cần trong một ngày, giúp bảo vệ tế bào, giải độc, chống dị ứng đồng thời tăng cường chức năng miễn dịch và hoạt hóa các hormon, phòng chống một số bệnh tật.

Cũng trong 100 gam khoai tâycó chứa 0,29mg vitamin B6, chiếm 15% nhu cầu vitamin B6 của một người trưởng thành giúp hình thành kháng thể, củng cố sức khỏe hệ thần kinh và tim mạch.
 
Bà bầu ăn khoai tây tốt không, thực hư ăn khoai tây gây sảy thai

Bà bầu ăn khoai tây tốt không?


Dù là thực phẩm bổ dưỡng thậm chí có thể thay thế cơm nhưng khoai tây không phải thực phẩm thực sự tốt cho phụ nữ mang thai vì những lý do này.

Gây tiểu đường thai kỳ


Khoai tây chứa nhiều tinh bột và hàm lượng khá lớn đường tự nhiên. Do đó, các chuyên gia cho rằng, nếu bà bầu ăn khoai tây quá 2-4 bữa trong tuần sẽ có nguy cơ gây tiểu đường thai kỳ. Đó là chưa kể, khoai tây chứa nhiều carb đặc biệt khi chiên lên không có lợi cho sức khỏe người sử dụng.

Gây béo phì cho mẹ


Mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao thừa cân béo phì không nên ăn khoai tây bởi loại củ này nhiều năng lượng, đặc biệt khoai tây chiên chứa nhiều cholesterol ảnh hưởng tới huyết áp và cân nặng của bà bầu.

Đặc biệt khi mẹ bầu ăn khoai tây chiên làm tăng axit linoleic, tăng lượng đường và muối vào cơ thể, chắc chắn ảnh hưởng tới cân nặng và huyết áp.
 

Gây dị tật thai nhi, sảy thai


Trong khoai tây có màu xanh hoặc đã mọc mầm chứa một chất kiềm thực vật là solaninne. Chất độc này tồn tại trong khoai tây và không dễ mất đi dù được chế biến ở nhiệt độ cao. Khi hấp thụ chất độc solaninne gián tiếp ức chế hoạt động truyền máu tới thai nhi, tích tụ chất độc trong nhau thai gây sảy thai.

Không ít chị em thắc mắc bà bầu ăn khoai tây chiên được không. Câu trả lời của các chuyên gia là phụ nữ mang thai không nên ăn khoai tây chiên. Một thử nghiệm trên chuột cho thấy protein trong khoai tây làm tăng co bóp tử cung và làm giảm hormone tăng trưởng.
 
 
Bà bầu ăn khoai tây tốt không, thực hư ăn khoai tây gây sảy thai

Làm thai nhi nhẹ cân


Ăn nhiều khoai tây có thể là thủ phạm khiến mẹ bầu tăng cân đồng thời cũng khiến thai nhi nhẹ cân hơn dù mẹ có nạp đủ chất dinh dưỡng. Nguyên nhân do khoai tây được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất, acrylamide, tác động tới khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của nhau thai khiến trẻ nhẹ cân hơn, chu vi đầu nhỏ hơn kích thước chuẩn.
 

Sai lầm khi chế biến khoai tây


Không gọt vỏ khoai tây: Nên gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước để giảm được chất độc acrilamit có hại cho cơ thể, đồng thời cho miếng khoai đẹp mắt hơn.

Nấu khoai tây với cà chua: Khoai tây và cà chua khi kết hợp với nhau đặc biệt ở nhiệt độ cao hình thành vón cục, gây khó tiêu, có hại cho dạ dày

Kết hợp với chuối: Một số người vô tình tráng miệng bằng chuối trong khi bữa ăn vừa thưởng thức khoai tây. Các chuyên gia nói rằng sự kết hợp này sẽ tạo ra quá nhiều carbonhydrate, tăng nguy cơ béo phì.

Nên nấu thịt bò chung với khoai tây bởi khoai tây ức chế bớt thành phần chất xơ có hại cho niêm macjd ạ dày của thịt bò. Mặt khác, axit folic trong khoai tây kết hợp với chất xơ trong thịt bò lại có lợi cho sức khỏe.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/12/05/Hướng dẫn cách làm 4 MÓN KHOAI TÂY CỰC NGON - Feedy VN_05122019100927.mp4[/presscloud]
Hướng dẫn cách làm 4 món khoai tây cực ngon
 
 
Hà Ly (t/h)

comment Bình luận