Anh nông dân Kiên Giang: Chỉ trồng rau má, tôi thu 20 triệu đồng mỗi tháng

Nhờ vào việc trồng rau má, hộ của anh Lê Văn Hiển ở ấp Lò Rèn, xã Tân Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang và nhiều hộ nông khác ở miền Tây đang khấm khá từng ngày.
14:00 | 29/05/2020

Bất ngờ vì thứ rau dại mang lại nguồn thu


Anh Lê Văn Hiển trú ấp Lò Rèn, xã Tân Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang là một trong những hộ dân trên địa bàn thành công với mô hình chuyên canh cây rau má. Nhờ vào thứ rau này, mỗi năm gia đình anh Hiển thu lãi được hàng trăm triệu đồng mà lại rất nhẹ nhàng, chỉ việc hái lá thu tiền, không hề khó nhọc như nhiều mô hình nông nghiệp khác.

Kể về lý do lựa chọn rau má làm loại cây chủ lực cho kinh tế gia đình, anh Hiển cho biết, ban đầu, gia đình anh cũng chỉ trồng các loại rau ăn trái như dưa leo, khổ qua… thu nhập cũng chỉ đủ duy trì cuộc sống. Tình cờ một lần anh thấy những đám rau má dại tự mọc lên từ những luống dưa xanh tốt trong ruộng của gia đình. Biết rau má là loại cây dễ sống, dễ trồng, dễ tìm đầu ra, anh Hiển mạnh nảy ra ý định chuyển hẳn sang trồng rau má chuyên canh.
 
Anh nông dân Kiên Giang: Chỉ trồng rau má, tôi thu 20 triệu đồng mỗi tháng
Rau má vốn là loại cây mọc dại sau được nhiều người dân đưa vào trồng chuyên canh bài bản

Nghĩ là làm, năm 2016, anh Lê Văn Hiển mạnh dạn chuyển 1 ha trồng dưa leo của gia đình sang trồng rau má chuyên canh. Từ đó, đến nay, anh Hiển đã gắn bó với loài cây này 4 năm, mỗi năm có nguồn thu hàng trăm triệu đồng.

Anh Lê Văn Hiển chia sẻ, không như một số cây rau màu khác, rau má là loại rau dại vốn mọc hoang nên rất dễ chăm sóc, sức đề kháng của cây cũng tốt nên hầu như không có sâu bệnh phá hoại… Trồng loại cây này chi phí đầu tư thấp, thời gian thu hoạch kéo dài. Trên hết là nhu cầu thị trường của loại cây này rất lớn, nhất là vào mùa nắng nóng.

Theo lời anh Hiển, những tháng nắng nóng như hiện nay, rau má được mọi người ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu rau má của khách hàng, anh phải thuê thêm người phụ anh hái lá mới xuể.

Hiện nay, thương lái thường tìm đến tận vườn nhà anh Hiển để cân rau má. Anh nông dân tiết lộ, có ngày anh bán được tới 4 triệu đồng tiền rau. Từ trồng rau má, mỗi tháng anh Hiến thu lãi 20 triệu đồng. Thấy nhà anh Lê Văn Hiển trồng rau má có hiệu quả kinh tế cao, bán đắt hàng, nhiều hộ dân trên địa bàn cũng chuyển sang trồng rau má để phát triển kinh tế gia đình.
 
Anh nông dân Kiên Giang: Chỉ trồng rau má, tôi thu 20 triệu đồng mỗi tháng
 
Rau má phủ xanh khắp sân vườn, mang lại khoản thu đều đặn tiền triệu mỗi ngày. Ảnh: Lao Động

Ở xã Long Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cũng có một gia đình nhờ "tình cờ" trồng rau má mà đã "phát tài", thu tiền triệu mỗi ngày, đó là hộ của anh Biền, chị Loan.

Cặp vợ chồng chia sẻ, gia đình có diện tích sân nhà hơn 1.000m2 để trống khiến cỏ dại mọc nhiều nên quyết định trồng một ít rau má để đỡ tốn công làm cỏ dại. Ai ngờ rau má phát triển tốt, không chỉ lấn át được hết cỏ dại mà còn mang lại nguồn thu nhập cho gia đình. Chỉ cần bỏ chút công chăm sóc, thỉnh thoảng anh chị lái có rau cắt mang ra chợ bán. Thấy rau dễ trồng, lại có thu nhập, hàng ngày mỗi khi ra đồng thăm lúa, anh chị lại nhổ một ít rau má mọc tự nhiên ở ngoài kênh, ruộng đem về trồng thêm trên đất nhà. Không ngờ, chỉ sau vài tháng, hơn 1.000 m2 sân nhà anh Biền chị Loan đã được phủ xanh rau má.

Để có nguồn thu nhập đều đặn, mỗi ngày anh chị chỉ thu hoạch từ 50-60 kg rau để giao cho thương lái. Với giá thu mua dao động từ 15.000-20.000 đồng/kg, mỗi ngày, anh chị có thu nhập hơn 1 triệu đồng đều đặn từ khoảng sân rau má trước nhà.

Được biết, rau má rất dễ trồng và nhẹ công chăm sóc nhưng nếu thu hoạch một lần quá nhiều hoặc cắt hết diện tích sẽ mất 15-20 ngày mới có thể phục hồi lại, làm mất thu nhập mỗi ngày. Do đó, hôm nào thương lái cần lắm thì anh Biền cũng chỉ khai thác thêm tối đa 20 kg rau chứ nhất định không "tận thu". Nhờ vậy, rau má luôn sinh trưởng bảo đảm kịp phục hồi để xoay vòng khai thác, nguồn thu mỗi ngày của gia đình được ổn định.
 
Anh nông dân Kiên Giang: Chỉ trồng rau má, tôi thu 20 triệu đồng mỗi tháng
Rau má là nguyên liệu chính để chế biến các thức uống giải khát mùa hè như rau má nước dừa, rau má đậu xanh
 

Cách trồng rau má - hái lá ra tiền


Rau má có rất nhiều công dụng cho sức khỏe và làm đẹp nhưng lại rất dễ trồng, chăm sóc. Mỗi ngày chỉ cần tưới nước 1 đến 2 lần tùy thời tiết. Sau một tháng là có thể thu hoạch để bán. Rau má rất ít sâu bệnh nên không tốn phân bón, nhẹ nhàng hơn làm lúa nhiều, trồng “chơi chơi” cũng có thể hái lá thu tiền.

Tuy nhiên, rau má khá nhạy cảm với thời tiết, nếu gặp điều kiện trời khô nắng, trời mưa nhiều hay sương mù cũng làm năng suất rau má giảm đáng kể. do đó, bà con cần nắm vững kỹ thuật trồng rau má rồi mới nên chuyển đổi sang canh tác loại rau này để thu được hiệu quả tốt nhất.
 
Rau má là loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ đất nước Úc, các đảo Thái Bình Dương, quần đảo New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Có 40 loài trong chi rau má. Loại rau này có hình dạng giống như những đồng tiền tròn, xếp nối nhau. Do đó, nó còn có tên gọi khác là liên tiền thảo.

Rau má là cây thân nhỏ, mọc bò ở khắp nơi, nhất là chỗ ẩm mát. Thân cây rất mảnh, lá mọc so le, thường tụ khoảng 2-5 lá ở một mấu. Hoa rau má trắng trong khi quả lại có màu nâu đen.

Rau má có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Rau má không chỉ bổ dưỡng mà còn có nhiều dược tính. Vì vậy, từ xa xưa, người dân đã biết sử dụng loại rau này như một vị thuốc chữa bệnh. Trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ayurvedic, rau má là một loại thảo dược thường được sử dụng. Các bộ phận trên mặt đất của cây rau má được sử dụng làm thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), bệnh zona, bệnh phong, tả, lỵ, bệnh giang mai, bệnh cảm thông thường, cúm, H1N1 (cúm lợn), voi, lao và bệnh sán mang.

Các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo cầu nguyên, Đường bản thảo, Dược tính luận, Bản kinh, Biệt lục, Nam dược thần hiệu... cũng có ghi: rau má có vị đắng, tính hàn, vào được 3 kinh Can, Tỳ và Thận, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc. Rau má thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tiết tả về mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, tiện huyết, khái huyết, thổ huyết, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, tổn thương do sang chấn, bỏng...

Trên lâm sàng, các nhà nghiên cứu nhận thấy, uống bột rau má khô có tác dụng giảm đau. Đối với bệnh viêm gan virus cấp tính, dùng rau má tươi sắc với nước, pha thêm đường phèn sẽ có hiệu quả trị viêm gan rất rõ rệt. Người ta cũng đã nghiên cứu dùng rau má điều trị các bệnh nhiễm khuẩn màng não - tủy thu được kết quả khá khả quan. Ở nước ta, rau má mới chỉ được nghiên cứu trong điều trị các bệnh ngoài da, đặc biệt là bỏng.
 

Vùng chuyên canh rau má lớn nhất miền Tây

 
Theo Kiều Đỗ/SKCĐ
comment Bình luận
bài mới cập nhật