18 quán quân của Đường lên đỉnh Oplympia, ai là người trở về Việt Nam làm việc?

Trong số 18 quán quân của 'Đường lên đỉnh Olympia', chỉ có 2 người quay trở về Việt Nam, 1 người chưa đi du học, còn lại đều làm việc và sinh sống ở nước ngoài.
17:40 | 16/09/2019
Quán quân năm đầu tiên, Trần Ngọc Minh (cựu học sinh THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long): đã tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne ngành telecom; được nhận học bổng từ cử nhân lên tiến sĩ. Tháng 7/2013, cô làm việc cho một công ty nhà mạng di động hàng đầu tại Australia và lập gia đình tại Úc.
 
 Trần Ngọc Minh.
 
Quán quân năm thứ 2, Phan Mạnh Tân (cựu học sinh THPT Năng khiếu Hà Tĩnh): Theo học PhD Software Engineering ở Đại học Kỹ thuật Swinburne, đang làm việc cho IBM ở Melbourne. Hiện nay, anh đang định cư tại Úc cùng vợ và 2 người con.
 
 Phan Mạnh Tân.
 
Quán quân năm thứ 3, Lương Phương Thảo (cựu học sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long) tốt nghiệp Thạc sĩ Marketing ở Đại học Monash, Melbourne. Năm 2016, Phương Thảo về Việt Nam làm việc cho một công ty quảng cáo ở TP.HCM. Cô là quán quân nữ thứ hai và là quán quân đầu tiên trở về làm việc tại Việt Nam.
 
 Lương Phương Thảo.
 
Quán quân năm thứ 4, Võ Văn Dũng (cựu học sinh THPT Lê Quý Đôn, Đà Nẵng) tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Swinburne, hiện làm việc trong lĩnh vực kiểm toán ở Melbourne, Australia. Anh đã có bằng thạc sĩ về thuế năm 2016.
 
 Võ Văn Dũng.
 
Quán quân năm thứ 5, Đỗ Lâm Hoàng (cựu học sinh THPT Gò Vấp, TP.HCM): đã tốt nghiệp ngành công nghệ viễn thông và Internet, ĐH Kỹ thuật Swinburne, Australia. Lâm Hoàng làm việc tại Sở Giáo dục bang Victoria (Australia) và đã lập gia đình vào năm 2016.
 
 Đỗ Lâm Hoàng.
 
Quán quân mùa thứ 6 Lê Vũ Hoàng (cựu học sinh THPT Bố Trạch 1, Quảng Bình) tốt nghiệp chuyên ngành Electrical Engineering và hoàn thành chương trình Tiến sĩ tại tại ĐH Swinburne. Hoàng đã lựa chọn ở lại Úc lập nghiệp và xây dựng gia đình. Hiện tại anh là người sáng lập và giám đốc công nghệ của công ty VIoT.
 
 Lê Vũ Hoàng.
 
Quán quân năm thứ 7, Lê Viết Hà (cựu học sinh THPT chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi) có hai bằng cử nhân Công nghệ Robot và Khoa học Máy tính, ĐH Kỹ thuật Swinburne. Từ cuối năm 2017, Viết Hà về Việt Nam làm việc, đảm nhiệm vai trò cán bộ chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư của một công ty lớn.
 
 Lê Viết Hà.
 
Quán quân năm thứ 8 là Huỳnh Anh Vũ (cựu học sinh THPT Tăng Bạt Hổ, Bình Định) tốt nghiệp ĐH Kỹ thuật Swinburne; được giữ làm giảng viên ngành Kinh tế tại Đại học Kỹ thuật Swinburne. Anh cũng đã lập gia đình và sinh sống tại Australia.
 
Huỳnh Anh Vũ.
 
Quán quân năm thứ 9, Hồ Ngọc Hân (cựu học sinh THPT chuyên Quốc học - Huế; thủ khoa khối B, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM) đang học tiến sĩ tại Sydney, Australia. Hiện tại, Hân đang theo đuổi giấc mơ nghiên cứu khoa học.
 
Hồ Ngọc Hân.
 
Quán quân mùa thứ 10 là Phan Minh Đức (cựu học sinh THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam - Hà Nội) đã tốt nghiệp ngành Thương mại, ĐH Kỹ thuật Swinburne.
 
 Phan Minh Đức.
 
Quán quân năm thứ 11 là Phạm Thị Ngọc Oanh (THPT Tiên Lãng, Hải Phòng). Khi sang Úc, Ngọc Oanh đã theo học ngành Tài chính - Ngân hàng tại ĐH Kỹ thuật Swinburne và cô nàng chọn ở lại làm việc tại Melbourne. Cuối tháng 8 vừa rồi, cô nàng đã chia sẻ thông tin thi đậu cấp độ 3 của chương trình CFA (Chartered Financial Analyst) - phân tích đầu tư tài chính.
 
 Phạm Thị Ngọc Oanh.
 
Quán quân năm thứ 12 gọi tên Đặng Thái Hoàng (cựu học sinh THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) dự kiến sau khi có tấm bằng Kỹ sư Dân dụng, Thái Hoàng sẽ học thêm để có bằng tiến sĩ Kiến trúc.
 
Đặng Thái Hoàng.
 
Quán quân mùa thứ 13 là Hoàng Thế Anh (cựu học sinh trường THPT chuyên Bắc Giang). Sau khi đạt giải, Anh chọn du học tại ĐH Kỹ thuật Swinburne (Australia) và sống cùng gia đình Lê Vũ Hoàng (quán quân mùa thứ 6) cùng các anh chị khác trong gia đình Olympia.
 
Hoàng Thế Anh.
 
Quán quân mùa thứ 14, Nguyễn Trọng Nhân (cựu học sinh THPT chuyên Tiền Giang) học tại ĐH Kỹ thuật Swinburne, chuyên ngành Kỹ sư phần mềm từ năm 2015.
 
Nguyễn Trọng Nhân.
 
Quán quân năm thứ 15, Văn Viết Đức (cựu học sinh THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) chọn trường ĐH Kỹ thuật Swinburne, Australia theo học từ năm 2016. Viết Đức là người đầu tiên mang cầu truyền hình trực tiếp của chung kết Olympia về với mảnh đất Quảng Trị. 
 
Văn Viết Đức.
 
Quán quân mùa thứ 16, Hồ Đắc Thanh Chương (cựu học sinh THPT chuyên Quốc học - Huế) du học tại ĐH Kỹ thuật Swinburne, Australia.
 
 Hồ Đắc Thanh Chương.
 
Quán quân năm thứ 17, thí sinh Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị) chính là người để lại nhiều ấn tượng sâu đậm cho khán giả nhất. Không chỉ được gọi là "cậu bé Google", Nhật Minh còn mang biệt danh "vua phá kỷ lục" của Đường lên đỉnh Olympia năm 2017. Có niềm đam mê mãnh liệt với nghiên cứu khoa học, Nhật Minh đã chọn ngành Hóa học tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia. Sau khi hoàn thành 3 năm học cử nhân tại Swinburne,  Nhật Minh dự định sẽ tiếp tục học bằng thạc sĩ và tiến sĩ tại Australia hoặc một quốc gia khác.
 
 
Quán quân năm thứ 18 gọi tên Nguyễn Hoàng Cường (THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) là người nắm giữ 3 kỷ lục tại Olympia năm 18: Trả lời đúng 12/12 câu hỏi trong phần thi Khởi động; điểm thi quý cao nhất (320 điểm); tổng điểm cao nhất (370 điểm).
 
Nguyễn Hoàng Cường.
 
Mới đây, Trần Thế Trung (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) là người thứ 19 dành danh hiệu quán quân của chương trình Đường lên đỉnh Olympia. Trung chia sẻ rằng, sau khi đi du học xong em nhất định sẽ quay trở về Việt Nam, xây dựng đất nước ngày một lớn mạnh hơn nữa.
 
Trần Thế Trung.
 
Tuy mỗi người một sự lựa chọn ngành nghề khác nhau, nhưng điểm chung của các nhà vô địch Olympia đều thành công trên con đường mình đã chọn.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/09/16/giay-phut-xuc-dong-cua-the-trung-olympia-1031_16092019144502.mp4[/presscloud]

Giây phút xúc động quán quân Olympia 2019 Trần Thế Trung gửi người chị đã mất.

Xem thêm: Xúc động câu chuyện phía sau cuộc đời quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2019

Hồng Nhung (t/h)

comment Bình luận