Thai nhi mãi không chịu quay đầu và mẹo hay giúp mẹ xoay ngôi thai dễ dàng
Vị trí ngôi thai chuẩn nhất của bé khi chuẩn bị chào đời là đầu quay xuống dưới cổ tử cung, mặt úp vào phía trong bụng mẹ. Từ khoảng tuần thứ 32-34, thông thường các bé sẽ tự quay đầu thai để dễ dàng sinh nở. Tuy nhiên có một số bé ở vị trí ngôi mông, nghĩa là mông nằm phía bên dưới cổ tử cung. Vị trí này thường là vị trí tạm thời ở quý thứ 3 thai kỳ nhưng đến những tuần cuối bé vẫn không chịu quay đầu. Nếu em bé không chịu quay đầu thì mẹ có thể sẽ gặp khó khăn khi sinh và phải đẻ mổ.
10:26 | 18/08/2020
Cách xác định bé có ngôi đầu hay ngôi mông
Có thể biết được bé có ngôi đầu hay ngôi mông nhờ quan sát bằng mắt thường và cảm giác của mẹ bầu. Nếu bé có ngôi đầu, mẹ sẽ cảm thấy nặng nề phía dưới khung xương chậu, một phần bụng tròn rõ rệt và cảm thấy em bé đạp cạnh sườn. Với ngôi mông, bụng mẹ bầu sẽ phẳng bè và mềm hơn. Khi bé đạp mẹ cảm nhận được tay, chân bé tại vùng giữa bụng mình. Vùng xung quanh rốn mẹ bầu cũng lõm sâu vào.

Thai nhi quay đầu như thế nào thì tốt nhất?
Tư thế thuận lợi nhất để bé có thể dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ là đầu bé chúc xuống dưới nhưng đồng thời gáy phải xoay về phía bụng của mẹ.
Nếu bé nằm đưa gáy về phía cột sống thì gọi là ngôi sau. Trường hợp này sẽ khó khăn hơn cho bé ra ngoài. Thường thì mẹ bầu sẽ gặp các rắc rối như:
– Vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ.
– Mẹ bị đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ mà không liên quan gì đến các cơn gò tử cung.
– Thời gian chuyển dạ cũng lâu hơn.
– Có thể mẹ sẽ cần các phương pháp hỗ trợ như phooc-sep hay giác hút để giúp bé ra ngoài.
– Lúc này tư thế chuyển dạ của mẹ sẽ là bò bốn chân nhằm tách đầu bé rời khỏi cột sống và giảm đau cho mẹ.
Tại sao lại “có” ngôi sau?
Có một thức tế là những thai phụ sống trong các gia đình “có điều kiện” thường mang thai “ngôi sau” nhiều hơn những phụ nữ làm các công việc đồng áng hay phải cúi nhiều vì nấu nướng. Thật khó để giải thích lý do tại sao. Tuy nhiên, khi ngồi xe hơi hay thả mình trong ghế so-fa để xem ti vi, hoặc làm việc bên máy tính nhiều giờ, hông sẽ bị đẩy ra sau. Điều này luôn đúng nếu ngồi ở tư thế đầu gối cao hơn hông.
Khi khung xương chậu bị đẩy ra sau thì phần nặng nhất của thai nhi, thường là gáy và cột sống sẽ có xu hướng dịch chuyển về phía lưng. Và từ đó hình thành nên vị trí ngôi sau, nằm tì vào cột sống của mẹ. Nếu ngồi ít và vận động nhiều, thai sẽ nằm chúc đầu và quay gáy về phía bụng do hông luôn được đánh về phía trước.
Làm sao để thai nhi quay đầu tốt nhất?
Có một số tác động trong tư thế mẹ bầu có thể giúp cho thai nhi thuận lợi quay đầu, tránh được các tư thế thai ngôi ngược hay ngôi sau… khi sinh.
Các động tác đó là:
– Luôn đặt đầu gối thấp hơn hông:
Lúc này mẹ bầu nên chú ý đến tất cả các loại ghế mà mình ngồi. Nếu mẹ bầu ngồi ghế ôtô, hãy kê thêm một miếng đệm. Nếu mẹ ngồi ghế bình thường hãy lựa chiếc ghế đổ người về phía trước và đầu gối thấp hơn hông.
– Tránh ngồi nhiều
Nếu công việc bắt buộc phải ngồi nhiều thì mẹ bầu nên thường xuyên giải lao và tìm cách đi lại để vận động.
– Tập bò mỗi ngày
Bò bốn chân và mỗi ngày nên làm động tác này khoảng 10 phút. Tư thế này tránh cho bé nằm ở ngôi sau.
– Nằm nghiêng
Mẹ nằm nghiêng giúp bé dễ xoay người hơn.

Tư thế nằm nghiêng giúp cho bé có thể xoay chuyển dễ dàng hơn nằm ngửa.
– Tập thể dục bằng cả tay và chân cho hông
Các bài tập này có tác động tích cực cho việc sinh nở, nhất là nếu mẹ tập từ tuần thứ 37 trở đi. Thậm chí, nó còn giúp cho ngôi thai quay về vị trí tự nhiên để sinh nếu đến thời gian này ngôi thai vẫn chưa thuận. Mẹ nên tập hai lần, mỗi lẫn 10 phút.
Các cơn gò tử cung có thể xuất hiện trước khi mẹ chuyển dạ. Đừng lo lắng vì đây là lúc bé cố gắng xoay trở mình. Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, thư giãn và bổ sung năng lượng cho cơ thể để chuẩn bị cho giờ vượt cạn sắp tới.
– Bài tập với đầu gối – ngực
Bài tập thể dục này nên được áp dụng từ tuần 30-37 thai kỳ hoặc trong quá trình đau đẻ. Động tác rất đơn giản: mẹ chỉ cần đứng thẳng lưng sau đó đứng lên, ngồi xuống cho đầu gối sát vào ngực, sẽ có tác dụng giúp thai nhi lộn nhào để quay về đúng vị trí sinh nở.
Động tác này nên được thực hiện 2 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 5-15 phút.
– Nằm trên đầu gối
Động tác này mẹ có thể thực hiện từ tuần thứ 30-37 thai kỳ. Khi mẹ thực hiện bài tập, thai nhi cũng sẽ co giãn để tập cùng mẹ và dễ dàng vào vị trí sinh thường. Động tác: mẹ quỳ gối rồi duỗi thẳng tay và nằm sát xuống mặt sàn lấy tay để giữ cơ thể. Động tác này nên thực hiện 3-4 lần/ ngày.
– Bơi
Công dụng của môn bơi lội với bà bầu rất hữu ích và mẹ nên thực hiện suốt thai kỳ đặc biệt là từ tuần 30. Trong quá trình mẹ bơi lội, em bé sẽ xoay chuyển trong bụng và dễ vài vị trí thuận ngôi. Bơi lội cũng giúp mẹ thư giãn cơ bắp và giảm đau đớn trong thời gian mang thai.
– Giơ chân lên cao
Nằm ở tư thế giơ chân lên cao, cơ thể mẹ ở vị trí dốc xuống đầu cũng là cách được cho là có công dụng giúp thai nhi xoay chuyển ngôi thai. Tư thế này có thể thực hiện từ tuần 30 bà nên thực hành 3 lần/ngày lúc mẹ đói bụng để tránh tình trạng trào ngược dạ dầy.
Khuyến khích thai nhi
Một trong những cách được cho là khá công dụng trong việc xoay chuyển ngôi thai nữa là khuyến khích thai nhi. Mẹ nên nói chuyện hàng ngày với bé, cho bé nghe nhạc ở vị trí bụng dưới và khuyến khích bé vận động. Khi đó bé sẽ có thể sẽ xoay đầu để chuyền xuống gần chỗ có âm thanh hơn. Mẹ cũng nên khuyến khích chồng nói chuyện với bé để bé dễ xoay chuyển ngôi thai.
Có thể thay đổi ngôi thai trong khi đang chuyển dạ?
Sinh trong bệnh viện thường phải tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử áp dụng những mẹo sau khi chưa phải nằm trên bàn đẻ:
– Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt.
– Nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò.
– Nhờ ai đó mát xa lưng khi chuyển dạ.
– Đung đưa hông trong khi có các cơn gò để giúp bé “đổi hướng” trong quá trình di chuyển ra ngoài.
– Tránh ngồi ghế hay ngồi giường với vị trí nằm ngửa.
– Nếu cảm thấy quá mệt trong khi chuyển dạ thì hãy nằm nghiêng và dạng chân để hông luôn mở rộng, giúp quá trình chuyển dạ không bị ảnh hưởng.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
TP. HCM phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2025
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2025, với chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”, diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6/2025. Nhiều hoạt động chăm lo thiết thực, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được tổ chức trên toàn thành phố.May 18 at 9:13 am -
Vệ sinh "cậu nhỏ" mỗi ngày: Biện pháp đơn giản phòng tránh bệnh lý nam khoa
Vệ sinh bộ phận sinh dục nam không chỉ là thói quen cá nhân mà còn là bước chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu. Tuy nhiên, nhiều nam giới vẫn lơ là với việc này, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, rối loạn chức năng sinh lý và cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục.May 17 at 6:54 pm -
Việt Nam quyết tâm bảo vệ thế hệ trẻ trước mối nguy hại từ thuốc lá mới
Trong những năm gần đây, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đã được quảng bá rầm rộ như những sản phẩm “ít hại” và là giải pháp thay thế cho người nghiện thuốc lá điếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các sản phẩm này đang nhắm tới một lượng lớn người chưa từng hút thuốc, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.May 17 at 4:44 pm -
Đắk Lắk: Đẩy mạnh truyền thông phòng chống tai nạn thương tích trong trường học
Trước thực trạng tai nạn thương tích ở trẻ em ngày càng gia tăng, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức và kỹ năng phòng tránh cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi trung học cơ sở.May 17 at 4:44 pm