Quảng Bình: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai
Thực hiện Công văn số 784-CV/TU ngày 09/9/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Công văn số 343-CV/BCSĐ ngày 13/9/2024 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai; để tiếp tục chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố trong mùa mưa bão, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, UBND tỉnh yêu cầu:
Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục quán triệt nghiêm phương châm 4 tại chỗ, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, xác định phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, liên tục cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tuyệt đối không quan, lơ là, tập trung nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch: Kế hoạch số 155- KH/TU ngày 09/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư; Kế hoạch số 163-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tuyên truyền triển khai thực hiện Chỉ thị số 42- CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 02-NQ/TU Ngày 22/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc khắc phục hậu quả lũ lụt, sớm ổn định đời sống Nhân dân; Kế hoạch số 2130/KH-UBND ngày 24/9/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 09/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình về triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Chương trình hành động số 121/CTr-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc khắc phục hậu quả lũ lụt, sớm ổn định đời sống Nhân dân... và các văn bản chỉ đạo liên quan khác.
Chủ động, sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố, nhất là bão, lũ, lụt, sạt lở đất. Rà soát, chủ động phương án và địa điểm sẵn sàng sơ tán, di dời; đảm bảo không để người dân thiếu chỗ ở, thiếu đói trong khi xảy ra mưa bão; tổ chức bố trí lực lượng, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm, sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận biết dấu hiệu, nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét; hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó khi có sự cố, đặc biệt là người dân ở thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư các dự án, nhất là các dự án trọng điểm đang triển khai trên địa bàn, dự án khắc phục sự cố đê điều, hồ đập, sạt lở bờ sông, bờ biển, di dời dân khẩn cấp đã được bố trí kinh phí... có phương án chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai; tập trung đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt là tiến độ vượt lũ để an toàn cho công trình và khu vực dân cư.
Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, nhất là truyền thông cơ sở về kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng ứng phó, phòng chống thiên tai để các cấp, các ngành, người dân biết, chủ động thực hiện có hiệu quả.
Đảm bảo thông tin, liên lạc, an toàn giao thông, an ninh trật tự, an toàn xã hội, hệ thống điện, nước sinh hoạt và sản xuất trước, trong và sau thiên tai, sự cố. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống thiên tai, sự cố, cứu hộ, cứu nạn.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu, đặc biệt là lực lượng nòng cốt như công an, quân sự, biên phòng, xung kích phòng chống thiên tai,...
Đảm bảo công tác hậu cần, cứu trợ khẩn cấp trước, trong thiên tai. Chủ động triển khai sớm, kịp thời lực lượng, phương tiện, vật tư theo các phương án, kịch bản khi có tình huống xảy ra.
Tập trung chỉ đạo, sớm ổn định đời sống sinh hoạt, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai. Đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách, các hoạt động hỗ trợ, động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với các gia đình bị thiệt hại khi thiên tai xảy ra.
Đài Khí tượng thủy văn Quảng Bình theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác diễn biến thiên tai, đảm bảo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo và truyền thông để người dân chủ động ứng phó, phòng, tránh.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm BCH Phòng thủ dân sự tỉnh thực hiện nghiêm chế độ trực ban, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu Ban Chỉ huy triển khai ứng phó kịp thời các tình huống thiên tai, sự cố.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, các chủ hồ thủy lợi khác và địa phương vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và vùng hạ du, nhất là phương án ứng phó với tình huống bão, mưa lũ xảy ra liên tiếp, dài ngày; cùng với lực lượng Biên phòng quản lý chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền, ngư dân trên biển; phối hợp cùng các địa phương hướng dẫn, triển khai phương án bảo vệ các ao hồ, lồng bè nuôi trồng thủy sản (nhất là các lồng bè nuôi trồng thủy sản ở các cửa sông), khơi thông các vườn cây lâu năm, cây ăn quả...; di dời tài sản, gia súc, gia cầm tại các khu vực có nguy cơ ngập sâu đến nơi an toàn. Kiểm tra, rà soát và lập kế hoạch đầu tư nâng cấp, sửa chữa đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng đê điều đảm bảo an toàn; triển khai thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên đại bàn tỉnh Quảng Bình (Quyết định số 2191/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh).
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chủ động, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra, xác định lực lượng vũ trang làm nòng cốt, công tác cứu hộ, cứu nạn là hoạt động quan trọng, là “nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình”; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khi có thiên tai. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp các địa phương trong công tác phòng chống thiên tại trên 2 tuyến biên giới; quản lý chặt chẽ tàu, thuyền, ngư dân hoạt động trên biển; cùng với Cảng vụ Hàng hải Quảng Bình tham mưu, chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn tàu thuyền.
Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu kinh tế theo chức năng, nhiệm vụ, kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống thiên tại các hồ thủy điện, các nhà máy, xí nghiệp...; chủ động phương án dự trữ lương thực thực phẩm, bình ổn giá sau thiên tai, sự cố.
Sở Y tế sẵn sàng các điều kiện, lực lượng, phương tiện y tế, dự trữ vật tư, thuốc điều trị để phòng, chống bệnh dịch trước, trong và sau thiên tai, sự cố.
Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau thiên tai, sự cố; rà soát phương án ứng phó sự cố tràn dầu; kiểm tra, rà soát và đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động nạo vét, khai thác cát, sỏi lòng sông đến các công trình cầu giao thông, đê, kè; tiếp tục nghiên cứu lập bản đồ cảnh báo thiên tai, nhất là bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp thôn, bản.
Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố vào chương trình giảng dạy; triển khai phương án đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất khi xảy ra thiên tai.
Sở Giao thông Vận tải kiểm tra, chỉ đạo sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó đảm bảo giao thông thông suốt. Tổ chức kiểm tra rà soát, đánh giá chất lượng các công trình cầu giao thông để có biện pháp kiểm soát lưu thông đảm bảo an toàn khi xảy ra mưa, lũ; đề xuất Cục Đường thủy nội địa mở lớp đào tạo và cấp chứng chỉ điều khiển tàu, thuyền cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai; cùng với các địa phương, đơn vị cảnh báo, kiểm soát việc lưu thông qua các điểm giao thông không đảm bảo an toàn như ngập sâu, chảy xiết, sạt lở.
Công ty Truyền tải điện, Điện lực Quảng Bình kiểm tra rà soát các công trình điện đảm bảo vừa phục vụ sản xuất, sinh hoạt vừa phòng chống thiên tai và sớm khôi phục thiệt hại sau thiên tai.
Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chỉ đạo các đơn vị cung cấp nước sạch đảm bảo nước sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt lưu ý trong và sau khi thiên tai xảy ra.
Sở Thông tin và Truyền thông, Viettel Quảng Bình, Viễn thông Quảng Bình và các doanh nghiệp viễn thông khác trên địa bàn đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống.
UBND các huyện, thành phố, thị xã:
Quán triệt phương châm “4 tại chỗ”, rà soát, bổ sung phương án ứng phó từng tình huống, cấp độ thiên tai phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể tại địa phương, nhất là phương án huy động lực lượng, hiệp đồng hỗ trợ giữa các xã lân cận nhau; chủ động triển khai công tác phòng chống thiên tại trên địa bàn.
Tiến hành rà soát, kiểm tra và thanh thải vật cản dòng chảy trên sông, suối để phòng ngừa nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét. Ngoài các điểm sạt lở đã nêu tại Công văn số 2259/SNN-PCTT ngày 16/8/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương tiếp tục tăng cường kiểm tra, rà soát, kịp thời phát hiện các điểm sạt lở hoặc nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét mà chưa được báo cáo để kịp thời có phương án ứng phó.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại cộng đồng; kịp thời thông tin, cảnh báo, chỉ đạo phòng chống thiên tại trên hệ thống truyền thanh cơ sở.
Chủ động phương án dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm, phương tiện, vật tư và trang thiết bị, nhất là ở các khu vực thường xuyên bị chia cắt khi thiên tại xảy ra.
Chủ động triển khai các biện pháp gia cố, cắt tỉa tán, cành cây đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện giao thông.
Tổ chức trực ban nghiêm túc, chỉ huy có hiệu quả việc ứng phó, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; kịp thời đánh giá, thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn và chăm lo đến đời sống người dân sau thiên tai.
Đăng Khải
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
TP. HCM: Hơn 1.000 người đi bộ nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh đột quỵ
Vừa qua, hơn 1.000 người đã tham gia đi bộ trong khuôn viên Bệnh viện Quân y 175, TP. HCM nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh đột quỵ. Chương trình đi bộ này do Bệnh viện Quân y 175 phối hợp với chương trình Angels của công ty TNHH Boehringer Ingelheim Việt Nam tổ chức.December 2 at 2:54 pm -
Ngày hội hiến máu “Trái tim tình nguyện": Chung tay hiến máu cứu người
Sáng 1/12, tại Bảo tàng Hà Nội, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương phối hợp với Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội tổ chức khai mạc ngày hội hiến máu “Trái tim tình nguyện” lần thứ 16.December 2 at 11:50 am -
Cà Mau: Tăng cường các biện pháp an toàn trong sử dụng điện
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo Sở Công Thương; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau; Công ty Điện lực Cà Mau; UBND các huyện, TP. Cà Mau về việc tăng cường các biện pháp an toàn trong sử dụng điện.December 2 at 11:50 am -
Cần Thơ: Thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ vừa có văn bản chỉ đạo thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các sự kiện lớn của đất nước năm 2025 trên địa bàn thành phố.November 30 at 11:11 am