Phòng, chống dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Trong và sau mưa lũ và ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển, gây bệnh cho con người.
14:41 | 28/06/2024

Phòng chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa

Các bệnh thường gặp trong và sau mưa bão, lũ là tiêu chảy do vi khuẩn E. coli, tả, lỵ, thương hàn, bệnh viêm gan A... Bệnh xuất hiện do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh, thực phẩm bị ô nhiễm.

Phòng bệnh: Đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, thực hiện nguyên tắc "Ăn chín, uống chín", đảm bảo an toàn thực phẩm; ddảm bảo đủ nước sạch cho ăn uống, sinh hoạt, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; xử lý tốt nguồn phân, chất thải, rác thải và xác động vật chết; uống hoặc tiêm vắc xin phòng bệnh khi có chỉ định đối với các bệnh đã có vắc xin.

Phòng chống bệnh đường hô hấp

Các bệnh thường gặp: là cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm đường hô hấp.

Phòng bệnh: Giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở trẻ em và người già; hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp; đảm bảo ăn uống đủ dinh dưỡng; chẩn đoán và điều trị kịp thời để hạn chế biến chứng và tử vong.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phòng chống bệnh về mắt

Các bệnh thường gặp là đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ.

Phòng bệnh: Không rửa mặt hoặc tắm bằng nước bẩn; không để trẻ em tắm gội, chơi đùa với nước bẩn; rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; không dùng chung khăn mặt và chậu chung với người bị đau mắt đỏ; sử dụng các thuốc nhỏ mắt thông thường cho tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn.

Phòng chống bệnh ngoài da

Các bệnh thường gặp: Nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt.

Phòng bệnh: Không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, nếu không có nước giếng đã được khử trùng thì phải lọc nước theo hướng dẫn của địa phương; không mặc áo quần ẩm ướt; không bơi lội, tắm gội hoặc chơi đùa trong nước ngập vì nước rất bẩn, ngoài gây bệnh ngoài da mà còn gây ra bệnh đường tiêu hoá do nuốt phải nước bẩn; hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng. Nếu bắt buộc phải lội vào nước bẩn thì ngay sau đó phải rửa ngay bằng nước sạch và lau khô, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

Phòng, chống bệnh do muỗi truyền

Bệnh thường gặp: Sốt xuất huyết.

Phòng bệnh: Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt kể cả ban ngày; diệt lăng quăng, bọ gậy, xử lý các dụng cụ chứa nước không cho muỗi đẻ trứng; phun hóa chất diệt muỗi ở các nơi có nguy cơ cao hoặc khu vực có ổ dịch sốt xuất huyết; khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. không tự ý điều trị tại nhà.

Hoàng Thị Phương Uyên

comment Bình luận
  • Sản phẩm vì sức khỏe
  • Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận

    Chế độ ăn dành cho bệnh nhân sỏi thận, còn gọi là bệnh sỏi thận hoặc sỏi thận, nên ít muối và protein, đồng thời giàu thực phẩm tươi và tự nhiên, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, ngoài ra còn phải tăng cường tiêu thụ chất lỏng.
    June 30 at 2:58 pm
    Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận
  • 10 mẹo chữa sưng bàn chân và mắt cá chân

    Một số cách để giảm sưng tấy ở bàn chân hoặc mắt cá chân là tắm thuốc cản quang, uống trà lợi tiểu, uống nhiều nước hơn trong ngày hoặc nâng cao chân. Những cách này giúp cải thiện lưu thông máu và bạch huyết, tạo điều kiện thuận lợi cho tĩnh mạch hồi lưu và tăng cường đào thải chất lỏng giảm sưng ở bàn chân và mắt cá chân.
    June 30 at 2:57 pm
    10 mẹo chữa sưng bàn chân và mắt cá chân
  • 5 lời khuyên để kiểm soát sự lo lắng

    Để giảm bớt các triệu chứng lo âu, điều thú vị là áp dụng các chiến lược giúp thúc đẩy sự thư giãn và cảm giác hạnh phúc, có thể được thực hành thường xuyên như các hoạt động thể chất, kỹ thuật thở và liệu pháp mùi hương. Hơn nữa, nói chuyện với mọi người hoặc nhà tâm lý học có thể giúp bạn tìm ra các chiến lược có thể thúc đẩy việc giảm triệu chứng hiệu quả hơn.
    June 30 at 8:58 am
    5 lời khuyên để kiểm soát sự lo lắng
  • Gia đình – điểm tựa ‘hạnh phúc’ giúp bệnh nhân chiến thắng bệnh tật

    Những người thân trong gia đình góp phần không nhỏ giúp người bệnh cải thiện sức khoẻ, chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tinh thần cho người bệnh để tiếp thêm nghị lực chiến thắng bệnh tật.
    June 29 at 9:25 am
    Gia đình – điểm tựa ‘hạnh phúc’ giúp bệnh nhân chiến thắng bệnh tật