Chú ý phòng bệnh mùa nắng nóng cho trẻ
Bệnh tay chân miệng: Bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra, lây từ người sang người chủ yếu theo đường tiêu hóa, dễ gây thành dịch. Bệnh xảy ra quanh năm và gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Bệnh tay chân miệng xuất hiện rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bùng phát. Bệnh thật sự nguy hiểm nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ… nếu gặp những biểu hiện này cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Bệnh tiêu chảy: Mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy. Thời tiết nắng nóng, thức ăn dễ bị ôi thiu. Khi bị tiêu chảy thường bị mất nước, nếu không bù đủ nước, cấp cứu kịp thời trẻ dễ dẫn đến tử vong. Tiêu chảy thật sự nguy hiểm cho các trẻ nhỏ, vì vậy các bà mẹ cần chú ý phòng tránh tiêu chảy cho trẻ, cần chú ý đến thức ăn của trẻ, cần phải bảo quản đúng, nên cho vào tủ lạnh (nếu có), tránh cho trẻ ăn thức ăn để qua đêm. Không cho trẻ uống nước đá, nước lã mất vệ sinh. Khi thấy trẻ có biểu hiện đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong 24 giờ, có mùi hôi đặc trưng, quặn bụng, đau bụng, sốt, máu trong phân, đầy hơi... cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị
Nhiễm siêu vi: Vào mùa hè trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khiến trẻ bị sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn,… Biểu hiện của trẻ sốt siêu vi chủ yếu là nhiệt độ cơ thể tăng cao, trên 38 độ C, sốt kéo dài, chân tay lạnh, ho nhiều, một số trường hợp xuất hiện kèm các nốt phát ban, có trẻ đến viện khi đã có biểu hiện của viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên. Một số trẻ nhỏ bị sốt siêu vi còn lên cơn co giật liên hồi kèm tình trạng khó thở. Khi trẻ bị sốt siêu vi, cần phải theo dõi thân nhiệt của trẻ, nếu trẻ sốt cao phải dùng thuốc hạ sốt (theo sự hướng dẫn của bác sĩ). Cần lau người cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Khi sốt cao có thể gây mất nước, gây rối loạn điện giải cơ thể. Do đó nên cho trẻ uống nhiều nước chín và bù điện giải bằng cách uống Oresol. Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tắm bằng nước ấm, phòng kín. Cần cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
Viêm não Nhật Bản B: Bệnh có thể xuất hiện rải rác quanh năm, nhưng vào các tháng 5, 6 và 7, tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt tăng cao. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 2 - 6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc bệnh). Nguyên tắc buộc phải tuân thủ là tất cả các bệnh nhân viêm não Nhật Bản đều phải được điều trị tại bệnh viện. Trong khi chờ đợi, trẻ sốt cao phải được uống thuốc hạ sốt như paracetamon, liều 15mg/kg cân nặng/lần, tối đa uống 4 lần/ngày. Có thể phối hợp chườm khăn mát ở trán và bẹn, chú ý tuyệt đối không chườm đá lạnh. Trẻ phải được đưa đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức nếu sốt cao quá 12 giờ liên tục hoặc có các dấu hiệu như nôn vọt, cứng gáy, rối loạn ý thức... Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động.
Các biện pháp phòng bệnh
Tiêm chủng cho trẻ các loại bệnh mùa hè mà đã có vắc xin như: Viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ, thủy đậu…
Thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên. Vệ sinh môi trường sống xung quanh….
Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột nhất là ở trẻ em. Nếu sử dụng máy lạnh nên để nhiệt độ khoảng từ 25 - 27 độ và không nên cho luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người.
Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm: Ăn chín, uống chín, lựa chọn thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc. Không nên lạm dụng nước lạnh, nước đá. Cần uống đủ lượng nước hàng ngày, người lớn là 2 lít nước, trẻ em uống khi trẻ khát.
Khi trời nắng nóng không nên ra khỏi nhà. Nếu phải ra khỏi nhà cần đội mũ rộng vành, mặc quần áo chống nắng. Không tắm biển, tắm sông khi nắng gắt từ 12 - 16 giờ chiều.
Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Phước An
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cà Mau: Tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời tổ chức lớp tập huấn tư vấn cai thuốc lá cho 40 học viên là cộng tác viên, y tế khóm/ấp tại cộng đồng.November 22 at 4:25 pm -
Đà Nẵng: Tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho y tế thôn bản
Từ ngày 19/11 đến 21/11, tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản của 11 xã trên địa bàn huyện Hoà Vang.November 22 at 4:25 pm -
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm