Phát hiện vi khuẩn đại dương gây nhiễm trùng \'xâm chiếm\' da người chỉ trong vài phút

Nghiên cứu cho biết: Chỉ 10 phút bơi trong đại dương, làn da của bạn đã bị bao phủ bởi một lớp vi khuẩn sống ở biển.
14:11 | 29/06/2019
Các nhà nghiên cứu từ Đại học California đã tiến hành kiểm tra, theo dõi một nhóm người đi du lịch tại bãi biển California, có thói quen đi bơi nhiều lần và không sử dụng kem chống nắng.
 
Trong đó, 9 tình nguyện viên đồng ý tham gia đã được dán một miếng băng gạc lên da để so sánh trước và sau khi bơi. Những miếng băng gạc được dán sau bắp chân, sau đó những người này đi bơi trong khoảng 10 phút.
 
Phát hiện vi khuẩn đại dương gây nhiễm trùng 'xâm chiếm' da người chỉ trong vài phút
 
Những người đi bơi, không dùng kém chống nắng đều được phát hiện có vi khuẩn Vibrio trên da. 
 
Trước đó 12 giờ, 9 người này chưa được tắm, không dùng kem chống nắng, cũng không được sử dụng kháng sinh trong sáu tháng qua.
 
Sau khi những tình nguyện viên trở lại, người khô hoàn toàn, những nhà nghiên cứu lấy miếng gạc ra một lần nữa. Kết quả, họ đã tìm thấy một loại vi khuẩn đại dương phổ biến có tên Vibrio, thường được tìm thấy trong nước muối.
 
Mặc dù Vibrio không hẳn là xấu, nhưng một số chủng của nó có thể gây bệnh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bằng cách phá vỡ hệ vi sinh vật mỏng manh của da bạn.
 
Ngoài ra, Microbiome bảo vệ chúng ta chống lại vi trùng đã thay đổi và trở nên giống nhau hơn sau khi bơi (Microbiome là toàn bộ hệ gen (genome) của các vi sinh vật sống trong và trên cơ thể con người, như các vi khuẩn, thực khuẩn thể, nấm, động vật nguyên sinh và virus).
 
Phát hiện vi khuẩn đại dương gây nhiễm trùng 'xâm chiếm' da người chỉ trong vài phút
 
Một số chủng Vibrio có thể gây bệnh và tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
 
Các phát hiện cho thấy, tiếp xúc với nước đại dương có thể làm thay đổi sự đa dạng và thành phần của hệ vi sinh vật trên da người.
 
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý: Nghiên cứu này vẫn đang tiến triển nhưng có thể phần nào giải thích nguyên nhân tại sao những người hay bơi ngoài đại dương, nhiều khả năng bị bệnh đau dạ dày và nhiễm trùng tai hơn những người chỉ ngồi chơi trên bãi biển.
 
Mặc dù phần lớn các bệnh nhiễm trùng từ biển là do phân - bằng cách nào đó xâm nhập vào cơ thể chúng ta, nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng vi khuẩn đại dương nói chung có thể gây bệnh nhiều hơn thông qua tác động của chúng đối với hệ vi sinh vật trên da.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/06/25/THVL - Ổ vi khuẩn từ nước hồ bơi mùa nắng nóng_25062019144606.mp4[/presscloud]
 
Ổ vi khuẩn từ nước hồ bơi mùa nắng nóng. Nguồn: THVL tổng hợp. 
 

Những lưu ý khi đi bơi, đặc biệt trong ngày hè

 
Khi mắc những căn bệnh truyền nhiễm, hay bị tiêu chảy, bạn không nên đi bơi. Tránh để nước vào miệng, dù là nước biển hay nước ngoài bể bơi. Mới đây, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh tật Mỹ đã khuyến cáo: Một người mắc bệnh ỉa chảy có thể lây lan cho toàn bộ bể bơi chỉ trong 3 ngày, đặc biệt với những người uống phải nước có phân người bị tiêu chảy.
 
Đi bơi vào ngày nắng có nhiều nguy cơ bị cháy nắng, sạm da, có thể gây ung thư da. Do đó, cần bôi kém chống nắng có độ SPF từ 15 trở lên. Bôi kem thường xuyên khi thấy da bị khô. Khi lên bờ hay ra khỏi bóng mát, cần mặc áo dài tay, đội mũ, đeo kính râm để bảo vệ cơ thể.
 
Cần chú ý đến loại vi khuẩn ăn thịt hay xuất hiện ở biển. Từng có 2 trường hợp tử vong, 7 người bị lây nhiễm do vi khuẩn Vibrio vulnificus ở Florida. Những ngày thời tiết nắng nóng, vi khuẩn này lại càng gia tăng một cách chóng mặt.
 
Phát hiện vi khuẩn đại dương gây nhiễm trùng 'xâm chiếm' da người chỉ trong vài phút
 
Hàng năm, tại Hoa Kỳ có khoảng 80.000 người mắc bệnh và 100 người tử vong do Vibrio. 
 
Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn này gây ra những vấn đề đường ruột nghiêm trọng như nôn mửa, nhiễm trùng máu, tiêu chảy. Thậm chí, nó còn có thể gây ra tụ huyết, hoại tử hay những tổn thương phải cắt bỏ tứ chi nếu như bị nhiễm qua vết thương hở. Loại vi khuẩn này còn đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc các bệnh tiềm ẩn như gan, bệnh về hệ miễn dịch.
 
Nhiều người có thể bị nhiễm Vibrio vulnificus qua con đường ăn uống. Các món ăn như sò, ốc là con đường gián tiếp khiến bạn bị nhiễm vi khuẩn. Nhiều người có vết thương hở bị nhiễm trùng trực tiếp khi vừa tiếp xúc với nước.
 
Do đó, để tránh nhiễm khuẩn, cần ghi nhớ: nấu chín kỹ sò ốc khi ăn, không ăn đồ nguội, thiu hay được để lạnh. Nếu có vết thương hở, không nên xuống nước hay tiếp xúc với các sinh vật biển. Nếu muốn đi bơi hay khám phá đại dương, hãy mặc đồ phòng hộ, bảo hộ đúng cách.
 
Vibrio là gì?
 
Theo Wikipedia, Vibrio là một loại vi khuẩn gram âm, sở hữu hình dạng que cong, một số loài có thể gây nhiễm trùng thực phẩm, thường liên quan đến việc ăn hải sản chưa nấu chín. Thường được tìm thấy trong nước muối, các loài Vibrio là loài vi khuẩn kỵ khí thử nghiệm dương tính với chất oxy hóa và không hình thành bào tử.
 
Mỗi năm tại Hoa Kỳ, những căn bệnh do Vibrio gây ra ảnh hưởng đến khoảng 80.000 người. Trong đó, có tới 100 người tử vong.
 
Những người bị nhiễm vi khuẩn do tiêu thụ hải sản sống hay nấu chưa chín, hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước biển.
 
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 - khi nhiệt độ nước ấm áp hơn.
 
Các vi khuẩn thường ‘cư ngụ’ tự do ở vùng biển ven bờ; đôi khi, chúng còn xuất hiện tại các hồ và suối nội địa; sự hiện diện của chúng không liên quan đến sự ô nhiễm phân ở khu vực đó.
 
Nhiệt độ mặt nước và độ mặn ảnh hưởng đến nồng độ của hầu hết các loài Vibrio.

 
 
Thùy Nguyễn (Theo Dailymail)
 
comment Bình luận