Những việc cần làm để ngăn bệnh não mô cầu lây lan
Những việc nào ngành y tế sẽ triển khai?
Ngành y tế sẽ thực hiện khoanh vùng, điều tra các trường hợp tiếp xúc gần. Các trường hợp tiếp xúc gần sẽ được lập danh sách, theo dõi sức khỏe trong vòng 7 - 10 ngày. Người tiếp xúc gần sẽ được uống thuốc kháng sinh dự phòng cũng như được hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe để đi khám ngay nếu cần.
Trong thời gian này bạn vẫn đi làm, đi học bình thường nhưng nhớ thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân. Ngoài ra, ngành y tế sẽ hướng dẫn bạn thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường, khử khuẩn nhà ở, lớp học, ký túc xá, nơi làm việc của bệnh nhân, tăng cường vệ sinh bề mặt, tăng cường thông khí.
Thế nào là tiếp xúc gần với bệnh nhân não mô cầu?
Do bệnh lây qua giọt bắn nên tiếp xúc gần được xác định là các trường hợp:
- Người sống chung nhà, cùng phòng trọ, làm việc gần với bệnh nhân.
- Người có tiếp xúc nước bọt với bệnh nhân (dùng chung ly, đũa, hôn, sơ cứu miệng...).
- Thời gian tiếp xúc với bệnh nhân đượi tính là trong vòng 7 ngày trước khi bệnh nhân có triệu chứng đến 24 giờ sau khi bệnh nhân dùng kháng sinh điều trị.

Ảnh minh họa
Uống kháng sinh dự phòng là gì?
Khi phát hiện người mắc bệnh não mô cầu, ngành y tế sẽ thực hiện điều tra người tiếp xúc gần để thực hiện các biện pháp phòng bệnh trong đó có uống kháng sinh dự phòng.
Vì sao người tiếp xúc gần cần uống kháng sinh dự phòng?
Người tiếp xúc gần với bệnh nhân có thể mang vi khuẩn não mô cầu trong họng mà không biết. Uống kháng sinh dự phòng giúp loại bỏ vi khuẩn này trong họng, tránh phát bệnh và ngăn ngừa lây cho người khác.
Có nên tự mua thuốc uống dự phòng không?
Không. Bạn không nên tự ý mua uống, vì dùng sai có thể gây kháng thuốc hoặc phản ứng phụ. Nếu bạn có tiếp xúc gần thực sự với bệnh nhân não mô cầu bạn sẽ được nhân viên y tế chỉ định uống kháng sinh dự phòng miễn phí.
Nếu người nhà mắc bệnh não mô cầu, tôi cần làm gì?
Cần bình tĩnh, hợp tác khai báo thông tin với ngành y tế để được xác định bạn có phải trường hợp tiếp xúc gần hay không. Nếu bạn là người tiếp xúc gần hãy thực hiện theo các hướng dẫn của ngành y tế để bảo vệ chính mình và người xung quanh.
Theo HCDC

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm