Những dấu hiệu 'tố cáo' bạn có thể mắc ung thư phổi
Sưng mặt có thể là do tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên, thường là do ung thư phổi
Vì vậy, phát hiện sớm các triệu chứng của ung thư phổi là rất quan trọng.
Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi thường không xuất hiện ở giai đoạn đầu, nhưng khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu có thể trở nên rõ ràng hơn.
Các triệu chứng không có xu hướng hiển thị cho đến khi bệnh tiến triển, nhưng Tổ chức Ung thư Phổi Roy Castle của Anh cho biết ngay cả khi các triệu chứng xuất hiện, có một số dấu hiệu vẫn có thể không nhận ra.
Một dấu hiệu cần chú ý có thể xuất hiện trên mặt, nhưng nhiều người có thể không nhận ra. Đó là sưng mặt, theo Express.
• Sưng mặt
Nhiều người nghĩ mặt bị sưng là do dị ứng.
Tuy nhiên, sưng mặt có thể là do tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên, thường là do ung thư phổi.
Các tĩnh mạch chủ trên là tĩnh mạch lớn ở ngực, mang máu từ nửa trên của cơ thể về tim.
Khi tĩnh mạch chủ trên bị tắc nghẽn sẽ ngăn dòng máu chảy từ tim và phần trên cơ thể này.
Nguyên nhân thường do khối u ung thư phổi nằm gần tĩnh mạch. Khối u có thể chèn ép vào tĩnh mạch hoặc có thể đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó. Sự tắc nghẽn này sau đó làm cho mặt bị sưng lên.
Ngoài ra, còn có các vị trí khác trên cơ thể cũng có thể bị sưng, đó là:
• Sưng ở cổ
Ngoài việc gây sưng ở mặt, khối u ung thư phổi cũng có thể gây sưng ở cổ.
• Sưng đầu ngón tay
Một triệu chứng khác mà nhiều người có thể không nhận ra là sưng đầu ngón tay, gọi là hội chứng ngón tay dùi trống.
Các ngón tay trở nên cong hơn hoặc đầu ngón tay trở nên lớn hơn như dùi trống.
Hội chứng ngón tay dùi trống là dấu hiệu rõ ràng của ung thư phổi và ung thư phổi là lý do phổ biến nhất dẫn đến ngón tay dùi trống này.
Hội chứng này thường xuất hiện trong các bệnh về tim và phổi khi lượng ô xy trong máu bị giảm.
Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh chỉ ra những triệu chứng khác cần cảnh giác là:
• Chán ăn, buồn nôn và giảm cân
• Ho không khỏi sau 2 - 3 tuần
• Ho dai dẳng, càng ngày càng nặng
• Viêm phổi tái phát liên tục
• Ho ra máu
• Đau khi thở hoặc ho
• Khó thở liên tục
• Mệt mỏi kéo dài hoặc thiếu năng lượng
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào, nên gặp bác sĩ ngay.
Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: Khó nuốt hoặc đau khi nuốt, thở khò khè, khàn giọng, đau ngực hoặc vai dai dẳng, theo Express.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm