Lưu ý sức khỏe người cao tuổi trong mùa lạnh
Ở người cao tuổi, khối cơ giảm xuống dần theo tuổi. Có nghĩa là tấm áo che phủ cơ thể bị mỏng đi và những cơ quan quan trọng như tim, phổi, gan, thận… sẽ kém được bảo vệ, các mạch máu lớn sẽ tiếp xúc nhiều với không khí lạnh và nhiệt độ sẽ bị mất làm cho thân nhiệt bị giảm. Lớp mỡ dưới da giảm nhiều cũng làm cho lớp “cách nhiệt” tốt nhất của cơ thể bị giảm hoặc mất tác dụng.
Không khí lạnh là một yếu tố tác động không tốt với đường hô hấp, từ đó làm bùng phát các bệnh hô hấp mạn tính ở người cao tuổi chưa kể môi trường ẩm thấp tạo thuận lợi cho các vi khuẩn, virut gây cúm, gây viêm phổi phát triển mạnh, dễ tấn công người cao tuổi và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người cao tuổi phải nhập viện vì các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, tim mạch, đột quỵ,...
Bác sĩ Ngô Hữu Vinh - Phó khoa Nội Tim Mạch - Lão khoa và Cán bộ trung cao, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Đối với người cao tuổi về mùa lạnh rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp, tim mạch, cơ xương khớp kể cả bệnh tiêu hóa. Về mùa lạnh người cao tuổi cũng rất dễ bị huyết áp tăng cao hơn mùa nóng vì vậy nên uống thuốc huyết áp thường xuyên đều đặn. Đối với người mắc bệnh tiểu đường thì cũng cần uống thuốc theo chỉ định và đặc biệt nên khám sức khỏe định kỳ để tư vấn bác sĩ về các bệnh này”.
Người cao tuổi rất cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ năng lượng để có sức đề kháng tốt trong mùa lạnh. Do vậy, khẩu phần ăn phải cân đối bốn nhóm chất: tinh bột. đạm, dầu mỡ và rau xanh. Tăng ăn cá, hạn chế ăn nhiều thịt. Tăng lượng rau xanh và hoa quả. Nên ăn những thức ăn vừa nấu xong.
“Để đảm bảo sức khỏe, cần có một chế độ chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng và toàn diện hơn, kể cả về y tế lẫn chế độ dinh dưỡng. Uống đủ nước, nhưng tránh uống nước nhiều vào ban đêm, gây tiểu đêm, khó ngủ. Không ăn nhiều đồ mặn, mỡ, ngọt, tăng lượng hoa quả. Không bỏ bữa tối, vì dễ gây hạ đường huyết. Không thức khuya, uống trà đậm. Nên đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần với người già, nếu đã có bệnh nên tái khám đúng hẹn, tuân thủ điều trị, không bỏ thuốc giữa chừng”. Bác sĩ Vinh lưu ý thêm.
Ngoài ra, người cao tuổi cần phải mặc đủ ấm, chú ý giữ ấm đầu, cổ, bàn chân; tránh ở lâu ngoài trời, thức khuya trong những ngày trời rét; khi thức dậy ra khỏi giường phải từ từ tránh đột ngột, giường ngủ tránh gió lùa và hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm. Hạn chế ra ngoài trời trong những ngày lạnh giá… Khi có các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, cấm khẩu, méo miệng… thì cần nhanh chóng đưa các cụ tới các cơ sở y tế.
Kim Liên
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đắk Lắk: Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Sáng 29/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Y tế tổ chức hội nghị chuyên đề đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 thuộc dự án 8.October 30 at 3:47 pm -
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn truyền thông chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Vừa qua , tại Trung tâm Y tế huyện Đất Đỏ, khoa sức khoẻ sinh sản - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức tập huấn “Phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em - Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên” cho hơn 40 cộng tác viên, thuộc địa bàn huyện.October 29 at 4:00 pm -
Cà Mau: Trao đổi kinh nghiệm về phòng chống tác hại thuốc lá
Ngày 28/10, đoàn công tác của Sở Y tế Hà Tĩnh do ông Đường Công Lự - Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đến học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá tại tỉnh Cà Mau.October 29 at 11:20 am -
Bệnh vảy nến: Điều chỉnh tâm lý và giảm căng thẳng là rất quan trọng
Bệnh vảy nến là một rối loạn tự miễn dịch mãn tính gây ra những mảng da đỏ, có vảy trắng bạc, đặc biệt ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu và lưng. Vảy nến không phải là bệnh truyền nhiễm, vì vậy không lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc. Tuy nhiên, bệnh vảy nến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nên việc điều chỉnh tâm lý và giảm căng thẳng là rất quan trọng.October 29 at 8:22 am