Triệu chứng rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi
Tại sao người cao tuổi dễ bị rối loạn nhịp tim?
Rối loạn chức năng nút xoang và các rối loạn hệ thống dẫn truyền nhĩ thất là nguyên nhân phổ biến của nhịp tim chậm ở người cao tuổi. Nút xoang chính là nút điều khiển của nhịp tim. Tuy nhiên, với những người cao tuổi, sự lão hóa đã khiến cho hệ thống dẫn truyền và cả các nút xoang bị xơ hóa. Cùng với đó cấu trúc của tim cũng bị biến đổi ít nhiều, nên chức năng của bộ phận này sẽ không còn được nguyên vẹn như ban đầu. Hệ quả là khiến cho nhịp tim người cao tuổi rất dễ bị rối loạn.
Mặt khác, nút xoang và hệ dẫn truyền còn bị tác động xấu bởi sự xơ vữa, chai cứng của hệ thống tuần hoàn nuôi tim mạch. Đây cũng là yếu tố khiến khiến cho tần số co bóp tim của người cao tuổi không đều, bị nhanh hoặc bị chậm hơn so với lúc trẻ tuổi. Các mạch máu bị xơ vữa gây ra bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim, thậm chí nhồi máu cơ tim, cũng như các vấn đề về nhịp tim. Rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi là một trong những nguyên nhân quan trọng có thể gây tử vong, suy giảm khả năng vận động.
Nhìn chung, rối loạn ở người cao tuổi luôn khởi phát từ nguyên nhân chủ yếu là sự lão hóa. Nên đối tượng này cần đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng và vận động hàng ngày để tránh được những biến chứng có liên quan tới tim mạch.
Biểu hiện của rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi
Rối loạn nhịp tim thường gặp ở người cao tuổi, ngay cả khi người bệnh không có tiền sử tim mạch hoặc các bệnh lý khác liên quan. Biểu hiện rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi là rất đa dạng, có thể là rối loạn nhịp nhanh, nhịp chậm, loạn nhịp, rung nhĩ, hoặc các cơn nhịp nhanh...
Khi bị loạn nhịp tim, người bệnh thường có một số biểu hiện như: Đau thắt ngực, hồi hộp trống ngực, khó thở, choáng váng, ngất, vã mồ hôi... Khi thấy xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và phát hiện bệnh sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Điều trị rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi
Tùy thuộc vào từng loại rối loạn nhịp tim mà có những phương pháp điều trị và những loại thuốc khác nhau. Đa phần các bệnh nhân cao tuổi bị rối loạn nhịp tim sẽ có chỉ định dùng thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống đông máu, kèm một số loại thuốc khác để điều trị bệnh. Người cao tuổi là đối tượng nhạy cảm với các tác dụng phụ của thuốc, nên việc sử dụng, hiệu chỉnh liều lượng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi lựa chọn sử dụng các thuốc thảo dược.
Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể được chỉ định áp dụng các biện pháp can thiệp như đặt máy tạo nhịp, máy khử rung, hoặc triệt đốt các ổ loạn nhịp... để điều trị bệnh. Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ và người bệnh sẽ thống nhất phương pháp điều trị an toàn, mang lại hiệu quả tối ưu.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cần chú ý đến chế độ ăn, sinh hoạt khoa học để nâng cao sức khỏe, phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả, phòng được nhiều bệnh lý khác.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhạt, tăng cường rau xanh, trái cây; hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, chất béo, đường; ăn các loại thịt trắng (cá...), hạn chế thịt đỏ. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc lào...
Duy trì rèn luyện thể lực: Dù tuổi tác cao nhưng người bệnh vẫn nên duy trì rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút/ngày; không tập quá gắng sức; lựa chọn những bộ môn phù hợp với sức khỏe của mình; không nên tham gia các bộ môn cần quá nhiều thể lực, vì điều đó sẽ phản lại tác dụng của thể thao.
Người cao tuổi cần tạo cho mình một không gian sống thoải mái nhất có thể, tránh lao lực, suy nghĩ căng thẳng, cáu gắt... Cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, tích cực điều trị các bệnh lý đi kèm, khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần đối với những người chưa có bệnh và ít nhất 3 tháng/lần đối với những người đã có bệnh.
Rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi dân số Việt Nam đang có sự già hóa. Mặc dù nền y học ngày càng phát triển, cơ hội để người bệnh tiếp cận với các phương pháp chữa bệnh hiện đại ngày càng tăng, nhưng mối nguy hiểm của bệnh tim mạch vẫn chưa dừng lại. Vì vậy, việc tuân thủ điều trị và có lối sống khoa học sẽ giúp dự phòng căn bệnh này hiệu quả.
Ivy Tran - Wendy Ha
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cà Mau: Tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời tổ chức lớp tập huấn tư vấn cai thuốc lá cho 40 học viên là cộng tác viên, y tế khóm/ấp tại cộng đồng.November 22 at 4:25 pm -
Đà Nẵng: Tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho y tế thôn bản
Từ ngày 19/11 đến 21/11, tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản của 11 xã trên địa bàn huyện Hoà Vang.November 22 at 4:25 pm -
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm