Hội nghị triển khai công tác phòng, chống tác hại của rượu bia tại Bình Thuận năm 2024

Vừa qua, Sở Y tế Bình Thuận phối hợp cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng, chống tác hại của rượu bia tại tỉnh Bình Thuận, năm 2024. Tham dự hội nghị có hơn 80 đại biểu là đại diện lãnh đạo, chuyên viên phụ trách công tác phòng, chống rượu bia thuộc các Sở, Ban, ngành, đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh.
11:50 | 21/08/2024

Theo Nghị định số 24/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2024 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia về một số biện pháp giảm mức tiêu thụ và quản lý việc cung cấp rượu, bia bao gồm: Các địa điểm công cộng (công viên, nhà chờ xe buýt, rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao) là nơi không được uống rượu bia; hạn chế hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình; quản lý việc quảng cáo rượu có độ cồn dưới 15 độ và bia; việc thực hiện biện pháp ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin mua rượu, bia trong hoạt động bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử; trách nhiệm thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông và trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu bia.

BS.CKII Lê Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận phát biểu tại hội nghị

BS.CKII Lê Văn Hồng - Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận phát biểu tại hội nghị

Vào ngày 23/4/2024, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch số 1462/KH-UBND về triển khai thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2024. Với mục đích tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; tăng cường công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về tác hại của việc lạm dụng rượu bia đối với sức khỏe và xã hội; chính sách pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; không xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; không uống rượu bia ngay trước, trong thời gian làm việc, nghỉ trưa giữa giờ làm việc;….

Đối với ngành y tế, để triển khai Luật Phòng, chống rượu, bia được hiệu quả. Rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 căn bệnh, chấn thương, là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật thuộc danh mục phân loại bệnh tật quốc tế. Trong số 10 nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam, rượu bia là yếu tố đứng hàng thứ 2. Do những ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng nên rượu, bia là loại hàng hóa được hầu hết các quốc gia đưa vào kiểm soát chặt chẽ và không khuyến khích tiêu dùng.

Quang cảnh hội nghị

Quang cảnh hội nghị

Chính vì vậy, để triển khai thực hiện Luật một cách kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, thống nhất trên toàn quốc tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia có tính khả thi và hiệu quả thì công tác tuyên truyền, phố biến Luật là hết sức quan trọng. Trong đó, việc chú trọng các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về tác hại của lạm dụng rượu bia; đào tạo tập huấn, phổ biến kiến thức về phòng, chống tác hại của rượu bia; triển khai khám sàng lọc, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe là những ưu tiên hàng đầu trong công tác phòng chống tác hại của rượu, bia trong giai đoạn năm 2024 – 2025.

N.Bồng

comment Bình luận