Dấu hiệu cảnh báo mắc tiểu đường
Phân loại nhóm tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường, insulin sản sinh trong cơ thể bệnh nhân không đảm bảo để tham gia vào quá trình chuyển hóa. Đây chính là nguyên nhân khiến đường huyết tăng và để lại những triệu chứng khá nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Bệnh nhân đái tháo đường thường được chia thành 2 nhóm, đái tháo đường type 1 và type 2 với những nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra, một số chị em mắc bệnh trong giai đoạn mang bầu được xếp vào nhóm tiểu đường thai kỳ. Bệnh cũng có thể xuất hiện nếu thường xuyên sử dụng thuốc có chứa glucocorticoid.
Người bệnh đái tháo đường type 2 có thể do tình trạng kháng insulin, tức là cơ thể của người bệnh sinh ra kháng thể kháng insulin, khiến cho lượng insulin trong máu bị giảm xuống, gây tăng đường huyết. Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh do lượng insulin sản xuất từ tụy quá ít, không đảm bảo cho quá trình chuyển hóa.
Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa vào 4 tiêu chí: Chỉ số glucose huyết tương lúc đói; OGTT: chỉ số glucose huyết tương sau 2 tiếng kể từ khi bệnh nhân nạp glucose bằng đường uống; chỉ số HbA1c; chỉ số glucose ở thời điểm bất kỳ,…
Ngoài ra thực hiện một số các xét nghiệm sau:
Xét nghiệm glucose nước tiểu, nếu như ngưỡng của thận với glucose cao hơn 10mmol/L thì bạn nên thận trọng. Đây có thể dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm kiểm tra định lượng glucose lúc đói. Thông thường, đường huyết của người khỏe mạnh sẽ dao động từ 4.4 - 5 mmol/L.Khi xét nghiệm, nếu chỉ số này đạt ngưỡng 6.5 - 7 mmol/L, thậm chí là cao hơn 7 mmol/L, bệnh nhân có khả năng mắc bệnh tiểu đường rất cao.
Xét nghiệm kiểm tra định lượng glucose ngẫu nhiên.
Xét nghiệm sau khi dung nạp glucose thông qua đường uống. Người bệnh sẽ được hướng dẫn nạp khoảng 150 - 200g carbohydrate mỗi ngày để phục vụ quá trình kiểm tra. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số đường huyết cao hơn 200 mmol/L thì bệnh nhân đã mắc tiểu đường và cần được điều trị kịp thời.
Các triệu chứng cảnh báo nguy cơ mắc tiểu đường
Triệu chứng của tiểu đường tuýp I
Các triệu chứng của thể tiểu đường tuýp I thường diễn tiến nhanh, có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần với các biểu hiện điển hình gồm:
Cảm thấy đói và mệt: Thông thường, cơ thể sẽ chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành glucose để các tế bào lấy năng lượng. Các tế bào sẽ cần đến insulin để có thể hấp thụ glucose. Tuy nhiên, khi cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin cần thiết hoặc các tế bào của cơ thể kháng lại insulin được tạo ra sẽ khiến glucose không thể hấp thu và tạo năng lượng. Chính điều này khiến bệnh nhân sẽ cảm thấy đói và mệt mỏi hơn so với bình thường.
Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều: Người bình thường đi tiểu 4-7 lần trong vòng 24 giờ, nhưng ở bệnh nhân tiểu đường tuýp I sẽ đi tiểu nhiều lần hơn. Đi tiểu nhiều gây ra tình trạng mất nước, bệnh nhân sẽ rất khát nên cần uống nước, nhưng chính vì vậy lại càng đi tiểu nhiều hơn.
Khô miệng, ngứa da.
Sụt cân: Một số trường hợp bệnh nhân ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân sau vài tuần do mất nước, do ly giải mô mỡ, mô cơ.
Triệu chứng của tiểu đường tuýp II
Ở thể tiểu đường tuýp II, các triệu chứng tiến triển âm thầm và phát triển trong nhiều năm, hầu hết bệnh nhân không gặp những triệu chứng rõ ràng như thể tiểu đường tuýp I nên khó phát hiện.
Bệnh có thể vô tình được phát hiện qua xét nghiệm glucose máu hoặc có những biến chứng như vết thương nhiễm trùng lâu lành. Một số dấu hiệu nghi ngờ cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh gồm:
Nhiễm trùng nấm men: Cả hai giới đều có thể gặp phải tình trạng này nếu mắc bệnh tiểu đường. Nấm men sẽ ăn glucose, do đó sự tập trung nhiều glucose sẽ khiến nấm phát triển mạnh. Bệnh nhân có thể thấy nhiễm trùng ở bất kỳ nếp gấp ẩm của da, ở giữa ngón tay, ngón chân, vùng dưới ngực, thậm chí xung quanh hoặc trong cơ quan sinh dục.
Vết thương chậm lành: Lượng đường trong máu quá cao có thể sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng máu của toàn bộ cơ thể, gây tổn thương hệ thần kinh, khiến khó chữa lành các vết thương. Bệnh nhân có thể thấy đau hoặc tê ở chân. Đó cũng chính là biểu hiện của tổn thương thần kinh.
Mỹ Huyền – Thái Tuyền
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Long An: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
Sáng 12/11/2024, UBND tỉnh Long An tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.November 12 at 4:37 pm -
Tác động của già hóa dân số và chiến lược chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Bình Phước
Hiện nay, tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố có dân số đông và kinh tế phát triển mạnh. Tỉnh Bình Phước là một ví dụ điển hình, khi số lượng người cao tuổi ngày càng tăng, tạo ra áp lực lớn không chỉ đối với phát triển kinh tế mà còn đối với các dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội.November 12 at 12:02 pm -
Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024, từ ngày 10/11 - 10/12/2024, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành văn bản đề nghị Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.November 10 at 4:35 pm -
Bộ Y tế phê duyệt triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP.HCM
Ngày 6/11, Bộ Y tế chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP.HCM. Quyết định này được đưa ra trong công văn số 6881/BYT-DP của Bộ Y tế nhằm tăng cường biện pháp phòng dịch trong giai đoạn cao điểm hiện tại.November 7 at 10:57 am