Phòng bệnh chốc lở ở trẻ em trong mùa nắng nóng
Chốc lở còn được gọi là bệnh Impetigo, hay còn gọi là chốc lây. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn liên cầu, tụ cầu trực tiếp tại vùng da lành hoặc do nhiễm trùng các vết trầy xước trên da như bị côn trùng cắn, xây xước do ngứa gãi…
Theo thống kê tại khoa khám da liễu, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, trung bình mỗi tuần có từ 40 – 50 trẻ nhỏ đến khám với những biểu hiện của bệnh chốc như nổi mụn nước, bóng nước trên da và rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý về da thông thường khác. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng 90% là trẻ độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.
BS.CKI Đỗ Thị Huế - Khoa khám da liễu, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, biểu hiện của bệnh chốc là xuất hiện các bọng nước hình tròn trên da, dễ dập vỡ sau vài giờ, bọng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng. Khi cạy lớp vảy là một lớp trợt đỏ, không sưng, không có chân mụn. Chốc hay gặp sau một số bệnh da như viêm da cơ địa, ghẻ, thủy đậu, vết đốt do côn trùng, bỏng nhiệt, viêm da. Chính vì vậy, khi mắc bệnh thường có triệu chứng hay gặp ở vùng da hở như mặt, tay, chân và các phần khác của cơ thể. Tại vùng da đầu, vảy tiết có thể làm tóc bết lại.

Ảnh minh họa
Bệnh chốc lở thường lây truyền trong các trường học và cơ sở chăm sóc trẻ em do tình trạng đông đúc, dùng chung khăn lau, khăn trải giường, đồ chơi hoặc các vật dụng khác với người nhiễm bệnh. Vì ngứa và đau nên trẻ thường đưa tay lên gãi rồi lại chạm tay vào những vùng khác khiến cho bệnh lây lan trên nhiều vùng cơ thể, nếu cọ vào mắt thì gây ra viêm nhiễm sinh ghèn, ngứa và có thể làm giảm thị lực.
Thông thường, nếu phát hiện sớm, việc điều trị bệnh chốc lở sẽ không phải là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn hay điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây ra tình trạng nặng như sốt, mệt mỏi, sưng tấy tại các bộ phận trên cơ thể, chàm hóa da; lở loét, nhiễm trùng da hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm xương, viêm cầu thận….
BS.CKI Đỗ Thị Huế khuyến cáo, thời tiết nóng ẩm, môi trường ô nhiễm là những yếu tố gia tăng bệnh, vì vậy nên giữ vệ sinh không gian sống, nhà ở phải thông thoáng, sạch sẽ; quần áo, mũ của trẻ phải sạch và thoát mồ hôi; giặt giũ sạch sẽ quần áo của trẻ, hạn chế tình trạng trẻ bị côn trùng cắn; ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt. Giữ sạch làn da là cách tốt nhất để cho da khỏe mạnh, đề phòng bệnh chốc lở.
Kim Oanh

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Yến Helen - Hành trình từ tâm huyết của một nhà giáo đến thương hiệu yến sào hàng đầu Châu Á
Từ bục giảng đến thương trường, hành trình của nữ doanh nhân Bùi Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Helen Solar (thương hiệu Yến Helen - Yến Khánh Hòa) là một câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.July 16 at 10:54 pm -
4 lối sống lành mạnh giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Khi bước sang tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý phức tạp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là thời kỳ "chuyển giao" với nhiều thách thức: thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, mất khối cơ và giảm trao đổi chất.July 14 at 8:11 am -
Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh
Chỉ từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phát hiện gần 900 trẻ nhiễm giun, sán chó mèo. Nhiều trẻ đến khám trong tình trạng ngứa ngáy kéo dài, tổn thương đa cơ quan nhưng nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng chỉ là bệnh ngoài da và tự điều trị tại nhà…July 10 at 5:09 pm -
Hà Tĩnh ghi nhận ca sốt rét ngoại lai có nguy cơ phát sinh ca bệnh thứ cấp
Mới đây, trên địa bàn thôn Song Yên, xã Thiên Cầm ghi nhận trường hợp mắc sốt rét. CDC Hà Tĩnh thành lập đoàn công tác làm việc với chính quyền xã, Trạm Y tế về các biện pháp xử lý ổ bệnh. Đây là ca bệnh ngoại lai thứ 6 trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay.July 10 at 5:08 pm