Cần quan tâm chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch

Hệ thống tim mạch (hệ thống tuần hoàn) bao gồm tim, động mạch, tĩnh mạch, và mao mạch, có nhiệm vụ đưa máu đi khắp cơ thể con người. Trong đó, tim là cơ quan cung cấp máu và oxy đến tất cả các phần của cơ thể nhờ các mạch máu và hệ thống van.Trái tim là một cơ quan giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc mang máu và oxy đi nuôi dưỡng cho toàn bộ cơ thể.
14:56 | 30/09/2023

Tim mạch là bệnh lý xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng. Bệnh tim mạch chỉ một nhóm các bệnh gây ra sự tắc nghẽn của dòng máu ảnh hưởng tới sự tuần hoàn ở tim, não, thận và chân. Một số bệnh tim mạch phổ biến bao gồm: các bệnh về van tim; nhồi máu cơ tim; đột quỵ; xơ vữa động mạch…

Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong do các bệnh tim mạch ngày một tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Nguồn: Internet

Nguồn: Internet

Bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. Song trên thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cũng tương đối cao. Bệnh về tim mạch có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào và ngày càng trẻ hoá. Người trẻ thường cho rằng họ không có nguy cơ mắc bệnh nên họ thường chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa hợp lý.

Những con số đáng báo động trên đã cho thấy vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch, nhưng hiện nay, nhiều người chưa thật sự quan tâm đúng mức.

Theo các chuyên gia y khoa, có thể chia ra 3 nhóm yếu tố tác động đến sức khỏe tim mạch. Nhóm thứ nhất là những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi, gồm tuổi tác, gen di truyền, giới tính và chủng tộc. Nhóm thứ hai là những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi như thói quen sinh hoạt, vận động…Mỗi người hoàn toàn có thể giảm, tránh những yếu tố tiêu cực, chủ động thực hiện chế độ ăn lành mạnh và lối sống năng động, không những có ích cho hệ tim mạch mà còn cho sức khỏe của cơ thể. Ngoài ra, bên trong cơ thể luôn diễn ra một quá trình sinh học tác động đến sức khỏe, đặc biệt đến hệ thống tim mạch, đó là quá trình oxy hóa - gây nên sự lão hóa của cơ thể. Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ trên sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh tim mạch hiệu quả.

Để chăm sóc sức khỏe hệ tim mạch tốt hơn, chuyên gia y tế khuyến cáo:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim: Tăng cường tiêu thụ các loại rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và cá. Hạn chế muối, chất béo bão hòa và đường.
  • Tập thể dục thường xuyên, duy trì các bài tập với cường độ vừa phải ít nhất 30 phút/ngày hoặc 150 phút/tuần.
  • Kiểm soát lượng đường huyết trong máu lúc đói là dưới 100mg/dl.
  • Kiểm soát chỉ số cholesterol toàn phần dưới 200mg/dl.
  • Duy trì trọng lượng hợp lý: Mục tiêu chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 25
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp. Giữ huyết áp dưới 120/80 mmHg
  • Hãy bỏ thuốc lá hoặc tránh xa môi trường có khói thuốc.

Lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường chăm sóc sức khỏe sẽ giúp hệ tim mạch hoạt động ổn định, cơ thể khỏe mạnh và giúp bạn tham gia các hoạt động xã hội mạnh mẽ hơn.

Để cơ thể có được dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng hỗ trợ tăng cường và bảo vệ sức khỏe tim mạch, bên cạnh việc điều chỉnh một chế độ ăn uống hợp lý thông qua các bữa ăn trong ngày, cũng cần bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết khác, để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng cần thiết.

Kim Liên

comment Bình luận