Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách
Nguyên nhân do thời tiết thay đổi thất thường làm cho vi khuẩn, vi rút thuận lợi phát triển, các thức ăn dễ bị hư, nhiễm khuẩn khiến trẻ mắc bệnh. Những triệu chứng thường gặp nhất ở những trẻ đến nhập viện tại khoa là ói nhiều liên tục, nhiều trẻ kèm theo sốt cao, đau bụng và đi ngoài phân lỏng. Ngoài ra cũng có một số trường hợp trẻ bị nặng dẫn đến sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhiễm trùng máu phải điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc. Do đó, phụ huynh nên chú ý, khi thấy trẻ ăn uống xong ói liên tục, lừ đừ, đi phân lỏng, nước có nhầy, máu nên đưa trẻ đi khám kịp thời, tránh để trẻ bị nặng hơn.

Tiêu chảy có thể do vi khuẩn gây nên
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ tiêu chảy
Cho trẻ ăn uống theo đúng độ tuổi như cháo, cơm, trái cây, sữa công thức, uống dung dịch bù nước điện giải Oresol… như bình thường. Phụ huynh không nên theo các quan niệm cho trẻ ăn cháo muối, đường trong khi bị tiêu chảy, ói, vì nếu ăn uống không đủ dinh dưỡng, không đáp ứng thì nguy cơ sau này trẻ dễ bị nặng hơn hoặc suy dinh dưỡng.
Đối với những trẻ đang bị tiêu chảy nếu phụ huynh thấy nôn ói liên tục, sốt cao không hạ, nguy cơ mất nước phải cho bé đi bệnh viện. Bệnh tiêu chảy lây qua đường phân, miệng, do đó phải vệ sinh kỹ càng.
Rửa tay bằng xà phòng cho trẻ sau khi đi vệ sinh, những chất thải của trẻ bị tiêu chảy phải xử lý vệ sinh sạch sẽ, không để trẻ bị tiêu chảy ăn uống chung với trẻ khác cũng như người trong nhà, tránh lây nhiễm cho nhau.
Để phòng tránh tiêu chảy cho trẻ chưa bị, phụ huynh và người chăm sóc trẻ hướng dẫn trẻ vệ sinh tay trước khi ăn và sau đi vệ sinh.
Giữ gìn nhà cửa xung quanh sạch sẽ, các dụng cụ và đồ chơi thường xuyên vệ sinh với xà phòng, nước diệt khuẩn để hạn chế các tác nhân gây bệnh.
Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách.
Cho trẻ ăn, uống chín, không cho trẻ ăn lại thực phẩm chế biến sau mấy tiếng đồng hồ.
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh phải đề đồ chín và đồ sống riêng.
Thực phẩm chín khi bảo quản trong tủ lạnh, nếu để sau 3, 4 ngày cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn, do đó không chế biến cho trẻ ăn.
Bên cạnh đó, đối với trẻ đi học ở trường, gia đình dặn dò, hướng dẫn con không ăn, uống bất kỳ thực phẩm nào trước cổng trường, vì sợ không rõ nguồn gốc dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh.
BS Quốc Huy – Thái Tuyền

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm