Ngải cứu – “cứu tinh” của người nghèo trong điều trị xương khớp và an thần

Ngải cứu là loại cây gia vị được dùng nhiều trong các món ăn của người Việt Nam. Ngoài ra, thảo dược này còn có thể chữa nhiều loại bệnh, đặc biệt hiệu quả trong điều trị xương khớp, giảm đau và an thần.
15:11 | 19/09/2019
Ngải cứu là loại cây thân thảo, có vị hơi đắng, tính cay nóng. Ở các vùng quê, ngải cứu  thường được trồng quanh nhà để làm rau ăn, còn mọc dại nhiều nơi. Thông thường, ngải cứu được sử dụng để điều kinh, an thai, chữa đau bụng, ngoài ra còn được biết đến nhiều với tác dụng chữa các bệnh về xương khớp. Theo sách y học của Tuệ Tĩnh, lá ngải cứu có từ 0,2 đến 0,34% tinh dầu, tác dụng giảm đau. Ngải cứu còn chứa rất nhiều cineol, chất kháng khuẩn tự nhiên và thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol... giúp làm giảm các cơn đau thần kinh. 
 
Tac-dung-cua-ngai-cuu-trong-dieu-tri-xuong-khop-va-an-than
 

Tác dụng của ngải cứu trong điều trị bệnh xương khớp và an thần


Cây ngải cứu không chỉ được dùng để chế biến món ăn, nó còn là vị thuốc quý chữa rất nhiều bệnh mà tốn ít chi phí. Lá ngải cứu vốn được Đông y đánh giá cao vì tác dụng tuyệt vời của nó với sức khỏe.
 
Điều trị bệnh xương khớp
 
Tac-dung-cua-ngai-cuu-trong-dieu-tri-xuong-khop-va-an-than
 
Theo các nghiên cứu thì trong ngải cứu chứa chất tamin có tác dụng chống phù nề, mineol làm giảm đau và làm mềm gân, chống quá trình xơ hóa, thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dâ chằng giúp phục hồi cử động sớm. Ngoài ra thì ngải cứu còn có tác dụng kích thích, tăng cường cơ bắp và sức đề kháng cho cơ thể bởi trong ngải cứu có chứa các thành phần thujone, tanacetone, azulene và cadinene. Ngoài ra bạn nên uống trà ngải cứu thường xuyên bởi nó có tác dụng lưu thông mạch, giảm viêm sưng, chống lại được nhiều bệnh tật.
 
Để chữa đau nhức cột sống, hãy lấy một nắm lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, sau đó trộn với một ít giấm và đun nóng. Bọc hỗn hợp này trong một chiếc khăn mỏng rồi xoa dọc vị trí đau trong khoảng 15 phút. Duy trì như vậy trong khoảng 2-3 tuần, các cơn đau sẽ biến mất. Tuy nhiên, để hiệu quả triệt để, bạn nên duy trì khoảng 2 tháng.
 
Nếu đang bị đau thắt lưng, bạn chỉ cần rang muối với ngải cứu, rồi trút tất cả vào một chiếc khăn mỏng, đắp lên lưng trước khi đi ngủ, cơn đau sẽ dịu dần. Để tránh bị bỏng khi thực hiện phương pháp này, hãy lót một chiếc khăn mỏng lên lưng trước khi chườm hỗn hợp ngải cứu. Bạn cũng cần lưu ý rằng: Khi hỗn hợp này nguội, bạn lên rang nóng lại rồi tiếp tục thực hiện. Với người đang bị đau lưng do mang bầu, hỗn hợp ngải cứu rang muối cũng phát huy nhiều tác dụng nếu được thực hiện thường xuyên.
 
Giúp an thần giảm đau
 
Từ xa xưa, người ta đã thất được tác dụng an thần trong lá ngải cứu. Ngải cứu có tính làm ấm, mùi dễ chịu giúp xua tan cảm giác đau đầu, căng thẳng thần kinh. Ngải cứu cũng có tác dụng thư giãn tinh thần, giúp những người mất ngủ có thể ổn định thần kinh, dễ đi vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể uống một bát canh ngải cứu trước khi đi ngủ hoặc đắp lá ngải cứu hơ nóng lên trán để điều trị chứng đau đầu, mất ngủ triền miên.
 
Ngải cứu được nghiên cứu là có tác dụng giống như thuốc an thần nhẹ thay cho thuốc bổ hệ thần kinh và có thể giúp chống lại stress. Chúng còn có thể giúp chữa bệnh động kinh và chứng kích động. Ngải cứu giúp làm dịu tâm trí do những căng thẳng hàng ngày, giúp thư giãn, vừa là một chất kích thích giúp bạn tỉnh táo và nhanh nhẹn hơn.
 
Ngải cứu khô khi được hun khói tiết ra chất histamin và acetylcholin là hai chất thường dùng trong các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, an thần. Chính vì vậy, trong Đông y người ta thường dùng khói ngải cứu để chữa bệnh đau đầu, ân thần, giảm đau nhức. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác.
 
Với công dụng này nên chế biến thành món trứng rán ngải cứu. Cắt nhỏ ngải cứu đánh tan với một quả trứng và rán lên ăn với cơm, các đặc tính tốt của ngải cứu và trứng như giàu protein, andenin, cholin… sẽ giúp khi huyết lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch.

Vô vàn công dụng khác

 
Ngoài điều tri xương khớp và an thần, ngải cứu còn là "thần dược" của rất nhiều bệnh khác như:
 
Thần dược chữa bệnh phụ nữ: Trong Đông y ngải cứu được dùng làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Đối với những chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt có thể dùng bài thuốc sau: Dùng 10g ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi uống như trà, uống ba lần trong ngày.
 
Thuốc an thai: Để chữa chứng ra máu, đạu bụng khi mang thai, thai phụ nên dùng bài thuốc: 15g ngải cứu, 15g lá tía tô, thêm 600ml nước lã. Sau đó, đun cho tới khi chỉ còn khoảng 100-150ml, chia uống làm 3-4 lần trong ngày.
Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá, chữa đau bụng, nôn mửa.
 
Tốt cho dạ dày và tiêu hóa: Theo các nghiên cứu cho thấy các chất đắng và tinh dầu ngải cứu có thể trở thành một chất chống viêm loét dạ dày hiệu quả, giúp nhuận tràng và lợi tiểu. Trong Đông y còn sử dụng ngải cứu với mục đích chống giun sán. Dùng nước ép từ lá ngải cứu uống trong vài ngày sẽ giúp loại bỏ giun trong đường ruột.
 
Ngải cứu giúp làm đẹp da: Một trong những công dụng của ngải cứu được nhiều chị em tin dùng đó là giúp chữa mụn, làm trắng da và giảm các vết mẩn ngứa…Chị em hãy giã nát ngải cứu rồi đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Ngoài ra với những trẻ em bị rôm sảy thì phương pháp trên cũng thực sự hiệu quả.
 
Tac-dung-cua-ngai-cuu-trong-dieu-tri-xuong-khop-va-an-than
 
Ngải cứu giúp giảm mỡ bụng: Ít ai biết rằng ngải cứu còn có tác dụng làm giảm mỡ bụng hiệu quả với cách làm thực sự đơn giản. lấy cây ngải cứu rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó rang 1 bó ngải cứu to với 1 kg muối cho đến khi thơm phức mùi ngải cứu thì cho cây vào chiếc túi nhỏ. Mỗi ngày chườm bụng 2 lần vừa giúp làm ấm bụng mà còn làm tan mỡ, ngăn ngừa táo bón và các bệnh phụ khoa.
 
Kích thích ăn ngon miệng hơn: Trong một số nghiên cứu cho thấy hai chất choline và adenin có trong ngải cứu, giúp cấu thành lên vitamin B, có tác dụng tích cực trong việc chuyển hóa chất trong cơ thể và ăn ngon miệng hơn. Phương pháp này thực sự tốt cho trẻ em, trẻ bị suy dinh dưỡng và người già. Nên cùng ngải cứu trong các bữa ăn hàng ngày như rán trứng, hầm gà, và hấp trứng vịt lộn với ngải cứu.
 
Trị cảm cúm ho, đau đầu: Nhờ vào lượng tinh dầu trong lá ngải cứu và tính ấm nên lá ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong việc giải cảm. Cụ thể chúng ta lấy 300gram lá ngải cứu, 100gram lá khuynh diệp, 100gram lá bưởi nấu lên với 2 lít nước, cho sôi khoảng 20 phút thì đem xông trong 15 phút. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng 100gram ngải cứu,50gram lá sả, 100gram tần dầy lá (húng chay), 100gram tía tô đem đun sôi với nửa lít nước và uống trong khi khát. Bài thuốc này nên dùng liên tục trong khoảng 5 ngày, có thể giúp chữa cảm, trị ho, giảm sổ mũi, nghẹt mũi, hoa mắt đau đầu, chóng mặt.
 
Chữa kém ăn, cơ thể suy nhược: Lá ngải cứu còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược giúp bạn ăn ngon, ngủ sâu, việc hấp thụ dinh dưỡng cũng trở nên hiệu quả hơn. Bạn có thể dụng khoảng 250gram ngải cứu kết hợp với 10gram đinh quy, 20gram câu kỷ tử, 1 con gà ác hoặc gà ri (khoảng 150gram), 2 quả lê… cùng nửa lít nước, thêm các gia vị vừa ăn. Sau đó, đun đến khi sôi rồi hạ nhỏ lửa dần và hầm đến khi còn ít nước, khoảng 250ml nước. Bài thuốc này bạn nên chia thành 5 lần ăn trong ngày và ăn liên tục trong khoảng 2 tuần để mang lại hiệu quả cao.
 
Cầm máu: Thói quen của ông bà xưa là khi bị đứt tay sẽ chạy ra vườn hái một vài lá ngải cứu vò nát đắp vào vết thương, sở dĩ làm được điều này là vì flavonoid một loại polyphenol  trong lá ngải cứu có tác dụng kháng viêm, cầm máu rất hiệu quả. Tuy nhiên vì yếu tố vệ sinh, chúng ta nên rửa thật sạch lá ngải cứu trước khi áp dụng phương pháp này.
 
Trị mụn nhọt: Tương tự khả năng kháng viêm sát khuẩn trong việc cầm máu, lá ngải cứu giã nhuyễn đắp lên da cũng điều trị mụn nhọt rất hiệu quả. Giã nhuyễn và đắp lên da 20 phút mỗi ngày sẽ phát huy công dụng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo yếu tố vệ sinh trong phương pháp này. Ngoài trị mụn, việc dùng mặt nạ ngải còn giúp trắng da, trị mẩn ngứa.
 

Một số lưu ý khi dùng ngải cứu chữa bệnh

 
Ngải cứu có nhiều tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên theo các bác sĩ Đông y Dương Văn Nội- Hội Đông y Việt Nam thì ngải cứu nếu dùng trong thời gian dài, quá liều có thể gây ngộ độc. Người bị trúng độc ngải cứu thường có những biểu hiện, miệng và họng bị kích thích nhẹ, họng người bệnh có cảm giác khô, khát. Sau khi dùng thuốc khoảng nửa giờ, xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị; đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn… do dạ dày, ruột bị viêm cấp tính. Độc tính của ngải cứu tác động rõ nhất đối với thần kinh trung ương, khiến cho bệnh nhân lên cơn co giật.
 
Phụ nữ mang thai hoặc người đang bị rối loạn đường ruột cấp tính thì không nên dùng ngải cứu. Việc điều trị bất cứ bệnh tật nào bằng ngải cứu không nên sử dụng kéo dài bởi vì nó có thể gây ra rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn thần kinh. Nếu dùng ngải cứu quá mức cần thiết nó có thể gây ra nhức đầu và viêm niêm mạc dạ dày. Người có nội nhiệt, cao huyết áp thì không nên dùng.
 
 
Nguyễn Dung (t/h)
comment Bình luận