TP. Hồ Chí Minh hưởng ứng Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm 2024
Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới (World Immunization Week) là một chiến dịch y tế cộng đồng toàn cầu do Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng từ năm 2012 nhằm nâng cao nhận thức và tăng tỷ lệ tiêm chủng phòng ngừa các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc-xin trên toàn thế giới. Sự kiện được tổ chức hàng năm vào tuần cuối cùng của tháng 4.
Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới năm 2024 là kỷ niệm 50 năm chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), qua đó ghi nhận những nỗ lực của chương trình này khi đã cứu sống con người khỏi các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin, đồng thời kêu gọi các quốc gia cần tăng cường đầu tư vào các chương trình tiêm chủng để bảo vệ các thế hệ sau.
Trên thế giới, chương trình TCMR đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi xướng vào năm 1974. Cho đến nay hầu hết quốc gia trên thế giới đều có lịch tiêm chủng được khuyến cáo riêng cho người dân phù hợp với tình hình dịch bệnh và kinh tế tại khu vực.
Tại Việt Nam, chương trình TCMR bắt đầu được triển khai thí điểm từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Đến năm 1986 chương trình này đã được triển khai đồng loạt tại các tỉnh trên toàn quốc.
Ban đầu, Chương trình TCMR chỉ triển khai tiêm chủng cho 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao bao gồm lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi. Đến nay, chương trình đã mở rộng lên 10 bệnh truyền nhiễm phổ biến (thêm 4 bệnh là viêm gan B, bệnh do haemophilus influenzae type b, viêm não Nhật Bản, rubella).

Ảnh minh họa
Theo Nghị quyết 104/NQ-CP ngày 15/8/2022 của Chính phủ về lộ trình tăng số lượng vắc-xin trong chương trình TCMR giai đoạn 2021 – 2030.
Theo đó, dự kiến sắp tới sẽ thêm 4 loại vắc-xin vào chương trình TCMR như vắc-xin phòng bệnh do vi-rút Rota, do phế cầu (2025), ung thư cổ tử cung (2026), cúm mùa (2030). Những vắc-xin được đưa vào danh mục chương trình TCMR tại Việt Nam sẽ được cung ứng miễn phí tại các điểm tiêm của chương trình (tất cả các trạm y tế, một số trung tâm y tế và một số Bệnh viện). Ngoài những vắc-xin thuộc chương trình TCMR, các cơ sở tiêm chủng còn cung cấp đa dạng nhiều loại vắc-xin dịch vụ khác để phòng chống các bệnh truyền nhiễm phổ biến giúp người dân có nhiều cơ hội lựa chọn.
Sau đại dịch Covid-19, như nhiều quốc gia trên thế giới, tỷ lệ tiêm chủng của Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh cũng bị ảnh hưởng vào năm 2022, năm 2023. Bên cạnh đó, cả nước gặp tình trạng gián đoạn cung ứng vắc-xin, cụ thể từ tháng 5/2022 ngừng cung ứng vắc xin phòng bệnh sởi, bạch hầu, ho gà; từ tháng 10, 11/2022 và kéo dài đến tháng 8/2023 ngừng cung ứng vắc xin phòng bệnh lao, sởi, rubella, bại liệt, viêm não Nhật Bản, vắc xin 5 trong 1 (SII).
Trước những khó khăn trên, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai tiêm bù mũi các loại vắc xin trong chương trình TCMR cho trẻ trên địa bàn thành phố nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng các bệnh trong chương trình TCMR, chủ động phòng ngừa dịch bệnh truyền nhiễm có vắc xin, giữ vững các kết quả đã đạt được của chương trình tiêm chủng mở rộng, tiến tới không chế và loại trừ một số bệnh có vắc xin phòng ngừa. Đến hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở trẻ dưới 1 tuổi (cho trẻ sinh năm 2022 và 2021) trên địa bàn thành phố đều đã đạt tỷ lệ ≥ 95%.
Hiện nay, các loại vắc-xin trong chương trình TCMR đã có đầy đủ tại các cơ sở tiêm chủng trên toàn thành phố. Để cùng chung sức bảo vệ trẻ em trước các dịch bệnh đã có vắc xin, ngành y tế khuyến cáo tất cả phụ huynh có trẻ nhỏ trong độ tuổi tiêm chủng cần chủ động và tích cực đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để bảo vệ trẻ không mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể liên hệ các cơ sở tiêm chủng dịch vụ của Thành phố để tiêm các loại vắc-xin khác ngoài chương trình TCMR nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ và người thân.
Sở Y tế TP. HCM

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm