Vô vàn công dụng tuyệt vời từ cây sả, đặc biệt chị em phụ nữ không thể bỏ qua

Cây sả từ lâu đã được dùng phổ biến trong dân gian làm gia vị và trị bệnh. Các nghiên cứu hiện đại đã giúp khẳng định các công dụng này và mở ra thêm nhiều hy vọng ứng dụng đối với sả.
7:30 | 21/03/2020
Cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m, có lá dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, trong khi đó thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trồng và sử dụng rộng rãi như là một gia vị thường thấy trong bữa ăn hằng ngày tại các nước châu Á như Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan… Hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống. Tuy nhiên, cây sả không chỉ là gia vị trong chế biến thức ăn mà còn là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền.
 
Theo Đông y, cây sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. Cây sả được ví như "kho báu" tinh dầu. Lá sả chứa 0,4 - 0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả chứa 75 - 85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa 1 - 2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh mà thành phần chủ yếu là citral (65 - 85%), geraniol (40%). 
 

 

Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của sả

 
Về phòng bệnh, nhân dân miền sơn cước thường lấy nõn sả muối dưa ăn để phòng ngừa sơn lam chướng khí, sốt rét ngã nước. Phụ nữ lại lấy lá sả nấu nước gội đầu làm thơm, sạch gàu, trơn tóc, tránh những bệnh về tóc và da đầu. Nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh.
 
Về chữa bệnh, trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo. Dược liệu có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm.
 

Ngăn ngừa ung thư

 
Nghiên cứu cho thấy trong mỗi 100g sả chứa đến 24,205µg beta-carotene, những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Năm 2006, một nhóm nghiên cứu do giáo sư Yakov Weinstein và bác sĩ Rivka Ofir thuộc Đại học Ben Gurion (Negev- Israel) cho thấy trong cây sả có chất citral, một hợp chất chính có tác dụng “tiêu diệt các tế bào chết trong các tế bào gây ung thư và giữ lại tế bào bình thường. Nồng độ citral có trong sả cũng tương đương với một tách trà. Uống nước sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy, uống một liều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi chứa đủ chất dầu làm cho tế bào ung thư tự tử trong ống nghiệm. Với những người đang chữa bệnh bằng tia xạ thì mỗi ngày uống 8 ly cây sả tươi trụng với nước sôi.
 

Giải độc gan, thận

 

Tac-dung-cua-cay-sa

 

Sả có thể giúp giải độc cho cơ thể, làm sạch gan, tuyến tụy, thận, bàng quang và cả đường tiêu hóa của bạn. Sử dụng sả hỗ trợ cơ thể bạn trong loại bỏ đi các chất độc hại cũng như giảm lượng acid uric gây hại tới sức khỏe. Sả còn có tác dụng giải độc rượu nhanh và hiệu quả. Chỉ với 1 cốc nước cốt sả, người say rượu sẽ nhanh chóng tỉnh táo, đỡ mệt và giảm đau đầu đáng kể.

 

Giúp tiêu hóa tốt, chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa

 
Trà cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi, khử hôi miệng, tiêu đờm, loại bỏ khí trong ruột.

Trị rối loạn kinh nguyệt

 

Có thể ít ai biết rằng, sả lại có tác dụng tốt với phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi hành kinh. Chỉ cần lấy vài giọt tinh dầu sả trộn với một ít bột tiêu đen thành một hỗn hợp lỏng rồi uống, cũng có thể ép sả tươi lấy dịch hoặc sắc lấy nước rồi uống sẽ thấy bớt đau bụng khi hành kinh và điều hòa kinh nguyệt.
 

Giảm huyết áp 

 
Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

Giảm đau

 
Tinh chất sả có thể làm giảm các cơn đau nhức như đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác như đau lưng, đau nhức dây thần kinh, đau đầu. Lấy tinh dầu sả trộn với gấp đôi lượng dầu dừa rồi bôi vào các chỗ đau hoặc sưng sẽ thấy giảm đau rất hiệu quả. Trong trường hợp đau cấp tính thì có thể uống thêm nước sắc của sả tươi. Sả có chứa nhiều hoạt chất sinh học thuộc nhóm flavonoid, phenolic, Chúng mang lại cho sả đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn một cách tự nhiên.
 

Tốt cho hệ thần kinh

 

Tinh dầu có trong sả còn giúp tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh, mang lại hiệu quả đáng kể trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh rối loạn hệ thần kinh như bệnh Alzheimer (bệnh mất trí nhớ ở người già), bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay và động kinh…

 

Đuổi côn trùng, rắn

 
Tác dụng chính của sả là ở tinh dầu. Trong lá sả có tinh dầu, thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola. Vì vậy, khi người ta vò lá sả sẽ thấy có một mùi thơm đặc biệt phảng phất mùi thơm của chanh. Tinh dầu sả bôi lên da hoặc phun trong nhà có thể xua đuổi được ruồi, muỗi và các loài côn trùng khác như dĩn, bọ chét… do đó thường được dùng làm thuốc trừ muỗi và khử mùi hôi. Theo kinh nghiệm dân gian cho thấy trồng cây sả quanh nhà có tác dụng xua đuổi rắn.
 

Làm đẹp tóc

 

Tac-dung-cua-cay-sa
 
Phụ nữ cũng thường nấu nước lá sả để gội đầu cho trơn tóc, sạch gầu và có thể tránh được một số bệnh về tóc.
 

Giảm cân

 

Phương pháp này đã được người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả vì sả có khả năng cắt giảm lượng calo trong món ăn. Với họ, sả có tác dụng như ớt với khả năng đốt cháy mỡ thừa, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn.

 

Làm đẹp da

 

Tinh dầu sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Những công dụng nổi bật của sả có thể nhắc đến là cải thiện chất lượng da, giảm mụn trứng cá, mụn nhọt, đặc biệt làm săn chắc các cơ và mô trong cơ thể.

 

Những lưu ý khi dùng cây sả


Do sả có tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi nên chỉ thích hợp dùng để trị các chứng bệnh do hàn (lạnh) gây ra. Ví dụ: Khi bạn bị cảm lạnh do đi mưa hoặc do nhiễm lạnh, có các triệu chứng như sợ lạnh, rét run, không ra mồ hôi, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ho, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong, đờm trong loãng bạn có thể dùng sả xông hoặc sắc uống giúp giải cảm hàn rất tốt.

Tính ấm và tác dụng làm ra mồ hôi của sả sẽ làm hao khí và tân dịch nên các trường hợp cơ thể hư nhược và các chứng bệnh do nhiệt gây ra như cảm nhiệt hay cảm nắng chúng ta không nên dùng sả uống hoặc xông”. Ngày nay, nhiều người dùng tinh dầu sả để tiết kiệm thời gian, để phát huy tối đa tác dụng của tinh dầu sả

Các loại tinh dầu nói chung đều có đặc điểm là rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì vậy nếu bạn dùng tinh dầu để uống hoặc xông hơi, xông tắm thì chúng ta nên cho tinh dầu vào sau cùng sau khi đã đun xong nước sôi. Và chúng ta cũng đừng quên đậy kín nắp sau mỗi lần sử dụng tinh dầu sả. Như vậy sẽ giúp ta phát huy được các tác dụng của tinh dầu sả một cách tốt nhất.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú hoàn toàn không nên ăn sả hoặc các thực phẩm chứa sả trong suốt thời kỳ mang thai. Nguyên nhân vì sả có tính kích thích tử cung và chu kỳ kinh nguyệt, có thể dẫn đến tình trạng sảy thai. Hiện vẫn chưa có đầy đủ thông tin đáng tin cậy về tính an toàn của cây sả đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Do đó, để tự giữ an toàn cho bản thân, các bà mẹ hãy lưu ý tránh sử dụng sả.

 

Xem thêm: Thì là: Loại rau thơm mang vô vàn công dụng chữa bệnh

Nguyễn Dung (t/h)

comment Bình luận