Công bố vắc xin đặc điều trị hội chứng mất trí nhớ đầu tiên trên thế giới

Hai mẹ con tiến sĩ Chang Yi Wang đã tìm ra một loại vắc xin đặc hiệu điều trị bệnh Alzheimer đầu tiên trên thế giới có tên UB-311. Loại vắc xin này có khả năng làm chậm sự khởi phát của bệnh trong vòng 05 năm.
20:41 | 21/09/2019
Theo trang United Neuroscience Inc, mới đây công ty United Biomedical, Inc., (chuyên về công nghệ Sinh học có trụ sở tại Hauppauge, New York đã công bố kết quả nghiên cứu thành công loại vắc xin đặc hiệu điều trị bệnh Alzheimer - Hội chứng mất trí nhớ.
 
Người nghiên cứu và phát triển loại vắc xin này là TS Chang Yi Wang (67 tuổi) - một nhà khoa học nổi tiếng trong lĩnh vực miễn dịch và sinh hóa đồng thời cũng là nhà sáng lập United Biomedical. Bà với hai vợ chồng con gái mình là cô Mei Mei Hu và anh Louis Reese đã sáng lập nên Khoa thần kinh học vào 4 năm trước và đồng nghiên cứu vắc xin Alzheimer.
 
Công bố vắc xin đặc điều trị bệnh Alzheimer đầu tiên trên thế giới
TS Chang Yi Wang (trái) và con gái Mei Mei Hu

Theo báo cáo từ Bloomberg, bà Wang và các cộng sự đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng thí điểm vắc xin Alzheimer trên 42 bệnh nhân và cho kết quả vô cùng khả quan. Vắc xin Alzheimer có tên là UB-311 chứa các phiên bản tổng hợp của chuỗi axit amin, có khả năng kích hoạt kháng thể tấn công protein Alzheimer trong máu.
 
Với cơ chế này, vắc xin UB-311 có thể làm chậm sự khởi phát của bệnh Alzheimer trong vòng 05 năm. Điều đặc biệt trong nghiên cứu của gia đình bà Wang đó là vắc xin tấn công protein gây bệnh Alzheimer mà không có bất kỳ tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể.

Trả lời tờ Wired, TS Wang tiết lộ: "Chúng tôi đã có thể tạo ra một số kháng thể ở tất cả bệnh nhân và đó là điều cực kỳ khó tin mà một liều vắc-xin làm được. Tỷ lệ ngăn chặn bệnh Alzheimer của vắc xin này gần như là 100%.

Cũng theo bà Wang, các bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng đều cho thấy sự hồi phục hoàn toàn thông qua bài kiểm tra nhận thức chuyên biệt.
 
Công bố vắc xin đặc điều trị bệnh Alzheimer đầu tiên trên thế giới
 
 

Nhà nghiên cứu lý giải, bệnh Alzheimer hình thành do các mảng bám phát triển trong mô não. Ban đầu người bệnh mất đi tính cách và trí nhớ rồi dẫn đến tử vong. Trong suốt nhiều năm qua, rất nhiều công trình nghiên cứu về Alzheimer đã được thực hiện nhưng không đạt được bước tiến nào do không thể loại bỏ hoàn toàn các mảng bám đó.

Trong nhiều thập kỷ gần đây, các nhà khoa học trên thế giới tập trung tìm ra cách thức phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh Alzheimer hơn là việc điều trị. Thống kê cho thấy đã có hơn 200 nghiên cứu về Alzheimer thất bại. Mãi tới bây giờ mới có một công trình về vắc xin Alzheimer thành công với tỷ lệ ngăn chặn bệnh đạt gần 100%.

Trước đó, tại Anh từng có một nghiên cứu về loại vắc xin Alzheimer hoạt động theo cơ chế tương tự. Năm 2016, nhóm nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu Chăm sóc Người cao tuổi (RICE) của Anh từng công bố phát triển loại vắc xin có khả năng kiểm soát bệnh Alzheimer từ bên trong. Vắc xin này cũng hoạt động theo cơ chế tấn công các protein trong những đám rối sợi thần kinh của não bộ người bệnh rồi làm chúng suy yếu để ngăn chặn bệnh tiến triển.
 
Thời điểm đó, Giám đốc RICE là Roy Jones cho rằng đó là một hướng tiếp cận mới. Vắc xin này được thử nghiệm tại Anh và Phần Lan nhưng kết quả không được khả quan.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/09/21/(VTC14)_Thuốc mới điều trị bệnh Alzheimer hiệu quả nhất 25 năm qua_21092019194403.mp4[/presscloud]
Thuốc mới điều trị bệnh Alzheimer hiệu quả nhất 25 năm qua. Video: VTC14

Alzheimer là bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển, với các biểu hiện thay đổi tính cách, mất trí nhớ tiến triển. Bệnh gây ra bởi các mảng bám protein trong mô não.
 
Các chỉ điểm sinh bệnh học chính của bệnh là mảng amyloid beta (beta-amyloid plaques, Aβ), đám rối sợi thần kinh (neurofibrillary tangles, NFTs), protein tau, và viêm thần kinh đệm phản ứng (reactive gliosis). 

Bệnh Alzheimer thường diễn tiến rất chậm, khởi đầu các đơn phân tử amyloid beta (oligomers) sẽ tấn công các tiếp hợp của các nơ ron thần kinh. Các oligomers có thể xuất hiện từ vài đến cả chục năm trước khi hình thành mảng bám tấn công nơ ron thần kinh. Về sau các đơn phân tử beta amyloid trùng hợp lại thành polymer rồi thành các mảng amyloid gây tổn thương các vùng, nhân xám trung ương não bộ.

Alzheimer là một trong những bệnh phổ biến nhất ở người cao tuổi. Đây cũng là nguyên nhân gây chết người đứng hàng thứ tư trên thế giới do bệnh thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn, khi những tổn thương thần kinh không thể chữa được cũng không có khả năng hồi phục.
 

 
 
Hà Ly (t/h)
 
comment Bình luận